Cà độc dược: Vẻ đẹp chết người bên bờ biển hoang sơ

(Ngày Nay) - Cây cà độc dược (tên khoa học: Datura stramonium) là một trong những loài thực vật độc nhất ở nước Anh.
Cận cảnh quả gai của cây cà độc dược. Mọi bộ phận của loài cây này đều cực kỳ độc. Ảnh: Sara Hudston.
Cận cảnh quả gai của cây cà độc dược. Mọi bộ phận của loài cây này đều cực kỳ độc. Ảnh: Sara Hudston.

Cà độc dược chứa 3 loại độc tố alkaloid mạnh (nhóm các hợp chất thiên nhiên có chứa nitơ) có thể ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh (loại hóa chất nội sinh trong não, hoạt động như một sứ giả để truyền các xung thần kinh giữa những tế bào não), gây buồn nôn dữ dội, mê sảng, hôn mê và tử vong.

Có nguồn gốc từ Trung Mỹ nhưng hiện đã có mặt trên khắp thế giới, cây cà độc dược (hay còn gọi là cây mạn đà la) thuộc họ Cà (Solanaceae), cùng họ với khoai tây, cà chua và cây bạch anh (Atropa Belladonna). Loài cây này tương đối phổ biến ở Bắc Mỹ, nơi nó được biết đến với tên gọi “jimsonweed” (cỏ jimson).

Mặc dù cây cà độc dược rất nguy hiểm nhưng loại cây này từng được trồng trong các vườn thảo mộc thời trung cổ để làm thuốc. Khi được đun với mỡ lợn, nó tạo thành một loại thuốc mỡ dùng để điều trị bỏng và bệnh trĩ.

Cà độc dược: Vẻ đẹp chết người bên bờ biển hoang sơ ảnh 1

Cây cà độc dược, một loài "sinh vật ngoại lai" mọc ven bờ biển gần Minehead, Somerset. Ảnh: Sara Hudston.

Ngày nay, cây cà độc dược thường mọc tại những vùng đất khô cằn, hoang vắng, thường là từ hạt giống trong phân chim. Những cây bên cạnh Kênh đào Brít-xtô (một vịnh lớn tại đảo Anh, tách biệt Nam Wales với các hạt Devon và Somerset thuộc khu vực Tây Nam Anh) có thể xuất phát từ phân những con chim bồ câu ăn phải hạt giống bị ô nhiễm.

Tuy nhiên, điều kiện sống khắc nghiệt đã khiến cây phát triển ở mức độ khiêm tốn với chiều cao chỉ 30 cm so với kích thước trung bình là 1,5 mét ở các vùng đất khác.

Theo The Guardian
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).