Các mức thuế mới của Trump sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp nghệ thuật như thế nào

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đang tạo ra một khoảng lặng đáng chú ý trong bức tranh thương mại toàn cầu vốn nhiều biến động. Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo khi thời gian tạm hoãn kết thúc, làn sóng thuế quan có thể quay trở lại mạnh mẽ hơn – và điều này không chỉ tác động tới lĩnh vực sản xuất hay xuất khẩu truyền thống, mà còn lan sang các ngành công nghiệp sáng tạo và nghệ thuật.
Các mức thuế mới của Trump sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp nghệ thuật như thế nào

Trong bối cảnh các nền kinh tế đang tìm cách phục hồi và định vị lại vai trò văn hóa – sáng tạo trong tăng trưởng, bất kỳ cú sốc thuế quan nào cũng có thể làm lung lay các chuỗi cung ứng, đầu tư và dòng chảy hợp tác trong ngành công nghiệp nghệ thuật vốn đang khát khao mở rộng ra toàn cầu.

Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế quan mới áp dụng với tất cả các quốc gia, trong đó có mức thuế cụ thể đối với 56 nước và Liên minh châu Âu. Bỏ qua phương pháp tính thuế khó hiểu, cùng với một số hòn đảo không có người ở, điều rõ ràng là Mỹ đang tính toán áp dụng thuế nhập khẩu với một lượng lớn đối tác thương mại và một phần lớn hàng hóa nhập khẩu mỗi năm.

Ngay trước và sau khi thông báo về mức thuế mới, các chuyên gia đã chia sẻ với ARTnews rằng những mức thuế mới và các biện pháp trả đũa - cả hiện tại và trong tương lai - sẽ gây ra nhiều tác động đối với ngành công nghiệp nghệ thuật. Những ảnh hưởng này bao gồm sự thay đổi giá của tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất, cổ vật, nguyên liệu thô, chi phí vận chuyển, giao hàng và dịch vụ tổ chức sự kiện. Ngoài ra, còn có thay đổi về chính sách nhập cư, trao đổi văn hóa, du lịch, tuyển dụng và việc đăng ký học các chương trình nghệ thuật tại Mỹ.

Mức thuế mới có thể kéo theo suy thoái

Các nhà kinh tế đã nhiều lần nhấn mạnh rằng các mức thuế này thực chất là loại thuế gián tiếp mà người nhập khẩu phải trả trước và sau đó sẽ được chuyển sang cho người tiêu dùng Mỹ, khiến giá hàng tăng và làm tăng nguy cơ xảy ra suy thoái.

Từ tháng Hai, các chuyên gia trong ngành nghệ thuật đã phải ứng phó với các mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico, Hồng Kông và Trung Quốc. Theo Biểu thuế HTSUS của Mỹ, các tác phẩm nghệ thuật nguyên bản, đồ sưu tầm và cổ vật vẫn được miễn thuế. Tuy nhiên, trừ khi có thông báo miễn trừ mới, mức thuế “có đi có lại” được công bố ngày 2/4 sẽ bao gồm: Thuế cơ bản 10% cho các mặt hàng liên quan đến nghệ thuật từ các quốc gia khác, 26% đối với hàng từ Ấn Độ, 32% từ Đài Loan, 24% từ Nhật Bản, 25% từ Hàn Quốc, và 20% từ Liên minh châu Âu. Ngoài ra, miễn thuế cho các bưu kiện có giá trị dưới 800 USD sẽ chấm dứt từ ngày 2/5.

Tổng thống Trump cho rằng các mức thuế sẽ thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng nội địa, từ đó kích thích nền kinh tế và tăng nguồn thu thuế. Ông cũng tuyên bố Mỹ đã bị “bòn rút và cướp bóc” bởi các quốc gia khác do thâm hụt thương mại kéo dài.

Theo Cục phân tích kinh tế Mỹ, thâm hụt thương mại năm 2024 là 918,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 3,1916 nghìn tỷ USD, tăng 119,8 tỷ so với 2023, còn nhập khẩu là 4,11 nghìn tỷ USD, tăng 253,3 tỷ so với 2023.

Ngành nghệ thuật Mỹ lệ thuộc lớn vào hàng nhập khẩu

Dù nhiều nghệ sĩ, tổ chức và nhà sưu tập nghệ thuật lớn đặt trụ sở tại Mỹ, ngành công nghiệp nghệ thuật nước này lại phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu như: nguyên liệu mỹ thuật, đồ dùng văn phòng, gỗ (để làm thùng vận chuyển và khung tranh), bột giấy cho sách và catalog triển lãm, thiết bị điện tử, cùng các sản phẩm nghệ thuật giá rẻ như quần áo, túi vải, poster, ô dù và đồ chơi. Thép và nhôm cũng được sử dụng trong điêu khắc, kệ kho và kết cấu bảo tàng.

Các phòng tranh và tổ chức nghệ thuật nhỏ, vừa chịu ảnh hưởng nặng nhất do biên lợi nhuận thấp, nhân sự ít và khó thương lượng chi phí với nhà cung cấp.

Trước đó, các chủ phòng tranh từng chia sẻ với ARTnews rằng Mỹ không có chính sách “bảo lãnh nhập khẩu tạm thời” như phương án ATA Carnet ở Anh và Mexico để đưa tác phẩm nghệ thuật vào Mỹ phục vụ hội chợ hay đấu giá.

Dù Mỹ có cho phép nhập khẩu tạm thời các tác phẩm nghệ thuật do nghệ sĩ, giảng viên, nhà khoa học mang vào phục vụ triển lãm và thúc đẩy khoa học, nghệ thuật, nhưng những đơn vị ngoài Canada, Mexico, Hồng Kông sẽ phải nộp ít nhất 10% thuế giá trị mặt hàng - trừ phi đó là tác phẩm nguyên bản, đồ sưu tầm hay cổ vật.

Tình hình càng thêm khó khăn với các cắt giảm ngân sách

Thuế mới của Trump được đưa ra trong bối cảnh Mỹ vừa cắt giảm ngân sách cho Quỹ Quốc gia Nghệ thuật (NEA), Quỹ Quốc gia Nhân văn (NEH), và toàn bộ nhân sự Viện Bảo tàng và Thư viện Quốc gia (IMLS) bị cho nghỉ.

Giáo sư kinh tế Wendong Zhang tại Đại học Cornell cho biết, một số thành phố của Mỹ như Syracuse đã ghi nhận lượng khách du lịch từ Canada giảm do các mức thuế mới. Chi phí vận chuyển hàng hóa có thể còn tăng cao nếu Mỹ thông qua đề xuất áp thêm phí với tàu Trung Quốc tại các cảng, đặc biệt khi thuế mà Mỹ áp cho Trung Quốc đã tăng lên tổng cộng 125%.

Doanh nghiệp nghệ thuật Mỹ rơi vào thế bị động

Từ tháng Hai, câu chuyện thuế quan đã trở thành nỗi lo lớn cho các doanh nghiệp nghệ thuật tại Mỹ trong việc dự đoán chi phí tương lai.

“Rất khó để lập kế hoạch. Điều này khiến bạn chần chừ không dám đầu tư hay thuê nhân sự mới,” Giáo sư Zhang chia sẻ, cho biết ngay cả trường ông cũng phải hạn chế tuyển dụng vì chưa rõ nguồn hỗ trợ từ liên bang.

Ngay cả những tổ chức nghệ thuật sẵn sàng chi trả cũng sẽ phải đối mặt với thủ tục giấy tờ phức tạp hơn và nguy cơ chờ đợi lâu hơn tại hải quan.

“Bạn phải kiểm tra từng món hàng, kể cả những gì mua ở Yorkdale (Toronto), xem có bị áp thuế không,” ông Zhang cho biết.

Cựu Bộ trưởng Thương mại Mỹ và nhà sưu tập Wilbur Ross nói rằng một cách để tránh thuế là lưu giữ tác phẩm tại các kho ngoại quan.

“Tôi không nghĩ điều này ảnh hưởng quá nhiều đến nghệ thuật đương đại,” ông nói. “Có thể sẽ tác động đến nghệ thuật cổ điển và cổ vật nhiều hơn. Người bán có thể phải giảm giá, nhưng giá mua cuối cùng chắc không thay đổi nhiều.”

Theo Artnews
Bình luận
Tinh gọn bộ máy: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Tinh gọn bộ máy: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
(Ngày Nay) - Nhằm nhanh chóng triển khai chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, giúp rút ngắn thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, cải thiện chất lượng phục vụ, giảm tình trạng phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, tỉnh Hưng Yên và Bình Phước đã triển khai nhiều hành động quyết liệt nhằm nhanh chóng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Hàn Quốc sử dụng AI phát hiện video giả mạo về bầu cử
Hàn Quốc sử dụng AI phát hiện video giả mạo về bầu cử
(Ngày Nay) - Các quan chức Hàn Quốc ngày 27/4 cho hay Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) của nước này vừa giới thiệu một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) phát hiện tin giả do Cơ quan Pháp y Quốc gia (NFS) phát triển để ngăn chặn sự lây lan của các video deepfake giả mạo trong cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3/6 tới.
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.