Các nền kinh tế ASEAN đối mặt với một năm 2024 ảm đạm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo các nhà phân tích và dự báo chính thức, mức độ tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á có thể cải thiện trong năm tới, nhưng tình hình kinh tế vĩ mô nhiều bất ổn có thể gây ra mức tăng không đồng đều giữa các quốc gia.
Các nền kinh tế ASEAN đối mặt với một năm 2024 ảm đạm

Chính phủ Singapore hôm thứ Tư dự kiến mức tăng trưởng của nước này trong năm 2024 sẽ đạt từ 1-3%. Quốc đảo Đông Nam Á này kỳ vọng nhu cầu điện tử toàn cầu sẽ phục hồi, vốn là một trong những lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế Singapore. Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào tháng 10 đã chốt mức tăng trưởng của Singapore vào năm tới ở mức 2,1%.

Dự báo chính thức vào năm 2024 cho thấy mức tăng trưởng tốt hơn dự báo “khoảng 1%” cho năm 2023, nhưng các quan chức nước này bày tỏ quan điểm thận trọng trước các yếu tố bên ngoài.

Gabriel Lim, quan chức cấp cao của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, cho biết: “Hướng tới năm 2024, tăng trưởng GDP ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và khu vực đồng euro có thể sẽ chậm lại hơn nữa trong nửa đầu năm 2024 do các điều kiện tài chính tiếp tục bị thắt chặt. Tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm bớt vào năm 2024 do những điểm yếu kéo dài trong lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng nội địa".

Năm nay, suy thoái kinh tế do chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed và sự phục hồi mờ nhạt của Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng COVID-19 đã đè nặng lên các nền kinh tế Đông Nam Á, đặc biệt là thông qua thương mại.

Số liệu GDP của Singapore trong quý từ tháng 7 đến tháng 9 mới được công bố cho thấy xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ của nước này giảm 18,8% so với một năm trước đó, mặc dù số liệu tăng trưởng GDP cho thấy sự phục hồi lên 1,1%, từ mức 0,5% trong quý hai.

Thái Lan và Indonesia cũng ghi nhận mức tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, lần lượt là 1,5% và 4,9% do nhu cầu từ các thị trường nước ngoài suy yếu.

Các nhà phân tích tại tổ chức nghiên cứu BMI cho biết: “Rõ ràng chúng ta đã đánh giá quá cao sức khỏe của nền kinh tế Thái Lan trong năm nay và đang điều chỉnh giảm dự báo năm 2023 từ 2,8% xuống 2,5%".

Giới chuyên gia kỳ vọng mức tăng trưởng của Thái Lan sẽ đạt 3,8% vào năm 2024, đồng thời cho biết: "sự kém hiệu quả của nền kinh tế có nghĩa là còn nhiều dư địa để bắt kịp tốc độ tăng trưởng".

Tuy nhiên, Malaysia, Philippines và Việt Nam, tất cả đều báo cáo số liệu GDP tương đối yếu trong quý từ tháng 4 đến tháng 6, lại báo cáo số liệu tốt hơn trong quý 3, lần lượt tăng 3,3%, 5,9% và 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo của ngân hàng HSBC tháng 11 dự báo tăng trưởng chung của các nền kinh tế lớn thuộc nhóm “ASEAN-6” gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam sẽ đạt mức 4,6% vào năm 2024, tăng từ mức 4% trong năm nay. Theo dự báo, triển vọng tăng trưởng này khác nhau ở mỗi quốc gia, từ 2,4% đối với Singapore đến 6,3% đối với Việt Nam.

Yun Liu, chuyên gia kinh tế ASEAN tại HSBC, cho biết: “Các nền kinh tế định hướng xuất khẩu, đặc biệt là Singapore, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan, không nằm ngoài nguy cơ”.

“Chúng tôi kỳ vọng chu kỳ thương mại toàn cầu sẽ chỉ phục hồi dần dần vào năm 2024. Điều đó cho thấy khi chu kỳ thương mại chuyển hướng, các nền kinh tế khu vực có thể sẽ chứng kiến sự phục hồi khiêm tốn về thương mại”, chuyên gia Yun nói.

Ngoài sụt giảm xuất khẩu, các nền kinh tế ASEAN còn chứng kiến tỷ lệ lạm phát sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm ngoái. Sự gia tăng dai dẳng về chi phí sinh hoạt được coi là mối lo ngại trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông giữa Israel và Hamas.

Trong bản cập nhật tháng trước, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), một cơ quan giám sát kinh tế khu vực, dự báo lạm phát ở Đông Nam Á, cũng như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc dự kiến sẽ giảm xuống còn 2,6. % vào năm 2024, so với ước tính năm nay là 2,9%.

Tuy nhiên, tổ chức này cảnh báo rằng sự trỗi dậy của giá lương thực và năng lượng toàn cầu trong những tháng gần đây đã làm dấy lên mối lo ngại về một đợt tăng giá hàng hóa khác, cùng với nguy cơ lạm phát.

“Triển vọng tăng trưởng của ASEAN+3 đầy rẫy những điều không chắc chắn. Một cú sốc năng lượng toàn cầu kết hợp với suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ là một đòn giáng mạnh vào khu vực", báo cáo của AMRO chỉ ra.

Theo Nikkei Asia
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).