Cận cảnh công nghệ ngụy trang quân sự dạng 'pixel' của TQ

Thời gian gần đây quân đội nước này đã từ bỏ cách ngụy trang truyền thống và đi vào sử dụng công nghệ ngụy trang dạng các khối lập phương nhiều màu sắc.
Cận cảnh công nghệ ngụy trang quân sự dạng 'pixel' của TQ

Trong ngày Trung Quốc kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Đại chiến Thế giới lần thứ hai ở Quảng trường Thiên An Môn tại thủ đô Bắc Kinh, một cuộc diễu binh phô diễn sức mạnh quân sự hoành tráng đã được nước này tổ chức với sự góp mặt của hàng trăm thiết giáp xa và khoảng 12 ngàn binh lính thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Điều khiến nhiều người bất ngờ đó là Trung Quốc đã lần đầu giới thiệu những chiến xa quân sự được áp dụng kỹ thuật ngụy trang thế hệ mới.

Cận cảnh công nghệ ngụy trang quân sự dạng 'pixel' của TQ ảnh 1

Lễ diễu hành đầy phô trương của Trung Quốc bao gồm các đoàn xe quân sự được sơn các hình vuông, một số màu xanh, vàng, một số mà xanh dương, trắng, đen lạ lùng.

Lớp phủ ngụy trang khiến nhiều liên tưởng đến hình ảnh của những trò chơi điện tử 16 bit thuở xưa với các khối vuông tương tự như trò chơi Minecraft. Nó hoàn toàn tương phản với các mẫu ngụy trang truyền thống mà quân đội các nước thường sử dụng bằng cách đồng màu với môi trường như của cỏ cây, hay các cảnh vật tự nhiên.

Trong tự nhiên, không có những cảnh vật môi trường nào có những hình khối tương tự như vậy để ngụy trang. Điều này khiến cho các chuyên gia đặt ra nhiều câu hỏi lớn về mục đích thật sự của Trung Quốc.

Cận cảnh công nghệ ngụy trang quân sự dạng 'pixel' của TQ ảnh 2

Trái ngược với những nghi ngại trên, cách ngụy trang này lại được chứng minh là đạt hiệu quả một cách đáng ngạc nhiên. Đây cũng không phải một ý tưởng mới khi nó đã được biết phát triển và sử dụng từ 40 năm trước bởi một sỹ quan người Mỹ.

Trung tá Timothy R O'Neill, người từng nhiều năm cống hiến cho quân đội Mỹ đã đề xuất kiểu ngụy trang mới này vào hồi cuối thập niên 1970.

Theo ông việc sử dụng các khối hình vuông có màu sắc khác nhau có thể giúp ngụy trang cho các chiến đấu xa tốt hơn so với các mảng lớn màu lẫn lộn.

Ý tưởng của ông là xây dựng ra một mẫu ngụy trang tạo hiệu ứng tốt ở cả tầm xa lẫn khoảng cách gần.

"Các mẫu hình khối lớn tỏ ra hiệu quả ở khoảng cách xa, và các hình khối nhỏ thì hữu hiệu hơn ở tầm nhìn gần. Nhưng các mẫu hình làm từ các hình vuông nhỏ dưới dạng pixel, có thể sơn lên để tạo hiệu ứng tốt ở cả hai khoảng cách", ông O'Neill cho biết.

Cận cảnh công nghệ ngụy trang quân sự dạng 'pixel' của TQ ảnh 3

Theo đó, mẫu ngụy trang này sẽ tạo ảo giác đánh lừa mắt người. Khi nhìn gần, các mẫu với hình khối nhỏ trông giống như hình ảnh tự nhiên của lá trên cây, nhưng nhìn từ xa thì các nhóm khối hình vuông tạo cảm giác như hòa trộn với cảnh quan tự nhiên.

O'Neill đã phối hợp với vài người bạn của mình và chi khoảng 100 đô la để làm một thử nghiệm đầu tiên về kiểu ngụy trang mới này.

Hình ảnh lớp ngụy trang được làm thô hóa trên máy tính và được họ sơn lên một chiếc vỏ xe bọc thép chở lính, không gắn động cơ.

Thử nghiệm đã cho kết quả vượt quá sức mong đợi, tuy nhiên công nghệ làm các mẫu ngụy trang khi đó đòi hỏi sự tỷ mẩn và tốn thời gian (với công nghệ ngày nay thì điều này đã trở nên dễ dàng).

Thế nhưng, thách thức lớn hơn đối với họ lại là thuyết phục được các quan chức quân sự về tính ưu việt của mẫu ngụy trang mới so với kiểu ngụy trang cổ điển.

Cận cảnh công nghệ ngụy trang quân sự dạng 'pixel' của TQ ảnh 4

"Nó thực sự đã gặt hái được kết quả vào cuối thập niên 1970," Guy Cramer, Chủ tịch đồng thời là CEO của hãng công nghệ Hyper Stealth Biotechnology Corp, nói.

"Việc thử nghiệm tiếp tục cho thấy là kỹ thuật số đúng là hiệu quả hơn, nhưng sẽ còn nhiều người bảo thủ cho rằng cách làm mới này thật ngớ ngẩn và không hiệu quả."

Không chỉ Trung Quốc, mô hình ngụy trang này hiện đang được dùng ở những mức độ khác nhau trong các lực lượng quân đội ở nhiều nơi trên thế giới.

Không dừng lại ở đó, tập đoàn của Guy Cramer đang ấp ủ việc phát triển công nghệ ngụy trang trong tương lai có khả năng thích nghi, đổi màu như tắc kè hoa

Tuy nhiên cách làm này sẽ khá tốn kém và cần có nguồn năng lượng đi kèm. Nếu thành công, khả năng nó sẽ được áp dụng cả trong các phương tiện cơ động dân sự.

Ngoài ra tập đoàn quốc phòng Anh, BAE Systems đã phát triển ra một hệ thống phủ nhiệt lên các xe bọc thép khiến làm thay đổi toàn bộ hình thức của xe từ các điểm pixel phát nhiệt, khiến xe trông khác đi một khi bị hệ thống dò tìm hồng ngoại phát hiện.

Hệ thống phủ nhiệt có thể khiến hệ thống tầm nhiệt hồng ngoại tưởng lầm chiếc xe tăng là một chiếc xe hơi, hay thậm chí là một con bò.

Minh Vũ (theo BBC)

Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
(Ngày Nay) - Những dấu hiệu trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho thấy chính quyền Bắc Kinh chưa sẵn sàng "làm ấm" quan hệ song phương.
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.