Hành trình chữa lành vết thương chiến tranh của cựu binh Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chuck Searcy, một cựu binh người Mỹ đã dành hàng thập kỷ cuộc đời mình để khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam: Rà phá bom mìn chưa nổ. Với ông, đó như một sứ mệnh mà ông phải dành cả tâm huyết theo đuổi.
Ông Chuck Searcy thăm Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Ông Chuck Searcy thăm Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Người cựu binh phản chiến

Ông Chuck Searcy (80 tuổi) là một cựu binh Mỹ từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam, trong đó có trận chiến khốc liệt tại chiến trường Khe Sanh năm xưa. Từng có thời gian hoạt động với tư cách sĩ quan quân báo thuộc Tiểu đoàn Tình báo quân sự số 519, ông tiếp cận được nhiều thông tin cả công khai lẫn bí mật, và dần nhận ra cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là sai trái.

“Tôi được tiếp cận gần như mọi thông tin ở thời điểm đó. Nhờ vậy, tôi thấy được rằng những gì người dân Mỹ tiếp nhận từ chính phủ Mỹ là hoàn toàn sai lệch so với tình hình thực tế. Điều đó khiến cho tôi, một người lính trẻ lúc bấy giờ cảm thấy rất bàng hoàng và nghi ngờ về mọi thứ đang diễn ra”, ông Searcy chia sẻ. Sau khi kết thúc thời hạn quân dịch và trở về nước, ông đã tham gia các phong trào phản chiến với những nỗ lực nhằm sớm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam.

Hành trình chữa lành vết thương chiến tranh của cựu binh Mỹ ảnh 1

Cựu binh Mỹ Chuck Searcy, người đồng sáng lập dự án RENEW.

Đến năm 1992, là một trong những cựu binh Mỹ đầu tiên quay trở lại Việt Nam sau chiến tranh, Chuck Searcy không khỏi bồi hồi khi tận mắt chứng kiến những khó khăn mà Việt Nam phải trải qua do hậu quả nặng nề của chiến tranh và cấm vận quốc tế. Dù vậy, những ở bất cứ chặng đường nào đi qua, ông cũng được người dân Việt Nam đón chào với sự bao dung thiện tình.

“Tôi vô cùng ngạc nhiên trước sự chào đón thân tình, nồng nhiệt của người dân Việt Nam. Họ dường như đã tha thứ cho người Mỹ về những nỗi đau khủng khiếp mà chúng tôi từng gây ra trong chiến tranh”, ông Searcy bộc bạch. “Lúc đó tôi nhận ra rằng mình muốn quay trở lại và tìm cách giúp người dân Việt Nam khắc phục hậu quả đau thương mà chiến tranh đã để lại”.

Trong chuyến thăm về lại chiến trường Khe Sanh, giữa một cánh đồng không cằn cỗi, Chuck Searcy bắt gặp hai cậu bé nhỏ tuổi. “Tụi nhỏ dẫn tôi đến một quả tên lửa chưa nổ nằm cạnh một con mương. Một cậu bé thậm chí còn định đá quả bom ở thời điểm đó. Trong sự hốt hoảng, tôi vội hét lên: Không, dừng lại!”, ông Searcy kể lại sự việc xảy ra vào năm 1992. “Đó là lần đầu tiên tôi gặp bom mìn chưa nổ. Tôi không tưởng tượng được sau này tôi đã dành cả cuộc đời mình để gỡ bỏ chúng”.

Hành trình chữa lành vết thương chiến tranh của cựu binh Mỹ ảnh 2

Ông Searcy thăm lại Căn cứ quân sự Khe Sanh ở tỉnh Quảng Trị.

Khắc phục “những di sản chết chóc”

Với mong muốn khắc phục “những di sản chết chóc” của chiến tranh - hàng triệu quả bom mìn, vật liệu chưa nổ vẫn tiếp tục giết chết và làm bị thương nhiều người mỗi năm, ông Searcy đã đồng sáng lập dự án RENEW ở Quảng Trị. Đến nay, ông đã gắn bó với Việt Nam hơn ba thập kỷ và góp phần rà phá hơn 800.000 bom mìn chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh.

Khi được hỏi điều gì đã thôi thúc ông gắn bó với những cam kết khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, người cựu binh Mỹ này trả lời rằng, đó là ý thức trách nhiệm. Ông nhận thức được rằng bản thân có trách nhiệm khi từng là một phần trong bộ máy chiến tranh khổng lồ của Mỹ tại Việt Nam, một cuộc chiến đáng lẽ không nên xảy ra.

Hành trình chữa lành vết thương chiến tranh của cựu binh Mỹ ảnh 3
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

“Cuộc chiến mà Mỹ đã gây ra tại Việt Nam là hoàn toàn vô nghĩa. Tất cả những gì Mỹ làm chỉ là ném bom, ném bom và ném bom… cho đến khi không còn mục tiêu nào nữa. Tỉnh Quảng Trị chính là một trong những nơi bị đánh bom nặng nề nhất ở Việt Nam, trong đó trận chiến Khe Sanh khốc liệt”, người sáng lập dự án RENEW nhấn mạnh.

Trong giai đoạn chiến tranh từ năm 1965 – 1975, quân đội Mỹ đã thả tổng cộng gần 8 triệu tấn bom đạn xuống Việt Nam, cùng hơn 70 triệu lít chất diệt cỏ chứa chất độc màu da cam. Những quả bom chưa phát nổ, từ những quả bom lớn với trọng lượng lên đến hàng trăm cân, tới bom bi, lựu đạn, đạn pháo, đạn cối… sau đó trở thành những bẫy mìn trên mặt đất. Theo ước tính, kể từ năm 1975 tới nay sau khi chiến tranh kết thúc, những “di chứng” còn lại đã cướp đi sinh mạng hơn 100.000 người Việt Nam và vô số những người bị thương tích.

Hành trình chữa lành vết thương chiến tranh của cựu binh Mỹ ảnh 4

Ông Searcy thăm hỏi đội rà phá bom mìn.

Cùng phối hợp với Tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy (Norwegian People's Aid - NPA), ông Chuck Searcy và dự án RENEW sau đó để tổ chức nhiều hoạt động rà phá bom mìn, góp phần đáng kể vào việc làm sạch vùng đất từng chịu nhiều đau thương bởi chiến tranh. Nhờ vào những nỗ lực không ngừng, đến năm 2019, tỉnh Quảng Trị không còn ghi nhận trường hợp tử vong do bom mìn chưa nổ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công tác khắc phục hậu quả chiến tranh.

“Mỗi ngày, dự án của chúng tôi vẫn ghi nhận từ 2 - 4 báo cáo phát hiện vị trí bom mìn mới. Mục tiêu cao nhất mà chúng tôi hướng tới là sớm loại bỏ hoàn toàn “những tàn tích chết chóc” để người dân địa phương có thể ổn định cuộc sống, không phải cảm thấy nơm nớp lo sợ về một mối đe doạ thường trực”, người sáng lập dự án RENEW cho biết.

Hành trình chữa lành vết thương chiến tranh của cựu binh Mỹ ảnh 5

Căn cứ quân sự Khe Sanh ở tỉnh Quảng Trị.

Theo ông Chuck Searcy cho biết trong suốt hơn hai thập kỷ hoạt động, Dự án RENEW đã rà phá kích nổ hoặc vô hiệu hoá 815.000 quả bom các loại. “Hãy thử tưởng tượng xem, 815.000, một con số thật kinh hoàng”, ông Searcy nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong vòng ba năm trở lại đây, tỉnh Quảng Trị tiếp tục ghi nhận hai trường hợp tử vong do bom mìn chưa nổ. Ngoài ra, lũ lụt hàng năm khiến kết cấu mặt đất bị dịch chuyển, khiến việc tuyên bố khu vực đã chắc chắn được dọn sạch bom mìn chưa thể thực hiện được.

Hành trình chữa lành vết thương chiến tranh của cựu binh Mỹ ảnh 6

Vũ khí chưa nổ đã bị vô hiệu hoá được thu thập trưng bày.

Công tác trong dự án RENEW, anh Hồ Văn Lai (34 tuổi) đảm nhận trách nhiệm giáo dục, nâng cao nhận thức trẻ em trong việc xác định, nhận dạng và phản ứng khi gặp phải bom mìn chưa nổ. Anh Lai cũng chính là nạn nhân bị thương tật, mất hai chi dưới đầu gối, một cánh tay trên và một bên thị lực do bom mìn từ thời chiến gây ra.

Khi còn là một đứa trẻ cách đây 24 năm, anh đã tình cờ nhìn thấy một quả bom bi bên vệ đường. “Lúc ấy tôi cứ nghĩ đó là đồ chơi có thể nghịch được. Tôi rất tò mò, tiến đến và lấy một hòn đá đập vào nó. Tôi không nghe thấy tiếng nổ, nhưng có nghe thấy tiếng bạn bè mình la hét, và cảm nhận được một sức nóng rất ám ảnh”, anh tâm sự.

Hành trình chữa lành vết thương chiến tranh của cựu binh Mỹ ảnh 7

Anh Hồ Văn Lai – nạn nhân bị thương tật bởi bom mìn chưa nổ.

Năm 2003, ông Chuck Searcy được Chính phủ Việt Nam trao tặng Huân chương Hữu nghị, nhằm ghi nhận những nỗ lực đóng góp thiết thực của người cựu binh này trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh.

Theo The New York Times
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.
Kiến tạo tương lai cùng AI
Kiến tạo tương lai cùng AI
(Ngày Nay) - Việc công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lần đầu tiên được sử dụng để xử lý các câu hỏi trong chương trình “Giao lưu trực tuyến” với người dân vào ngày 19/12 tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã chứng minh rằng khai thác tiềm năng và sức mạnh của AI trong mọi lĩnh vực đang trở thành xu hướng chủ đạo trên thế giới.