Càng sợ nước càng phải học bơi

Càng sợ nước càng phải học bơi

Vào hè, các địa phương đồng loạt phát động phòng chống đuối nước, các phương tiện truyền thông ra rả cảnh báo, nhưng số vụ trẻ em bị đuối nước vẫn cứ diễn ra đều đều.

_________________

Càng sợ nước càng phải học bơi ảnh 1

Một ngày sau khi trường THCS Trung Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) tổng kết năm học, sáng 30/5 tập thể lớp 8A tổ chức buổi liên hoan tại nhà riêng lớp trưởng để chia tay một bạn chuyển trường. Tàn tiệc, một số bạn trở về nhà, 15 em cả nam lẫn nữ đi dã ngoại tiếp. Nhóm học sinh háo hức đèo nhau tới khu vực đập Trại Xanh ở xã Bắc Thành để picnic. Trời nắng nóng, nhóm bạn nổi lửa nướng thịt, nhóm khác ra mép nước nô đùa… Một nữ sinh bất ngờ sảy chân chìm xuống hố. Đám nữ sinh gần đó nhào xuống cứu bạn nhưng rồi nằm luôn dưới đáy đập.

Một ngày tháng 6, nhóm học sinh khác ở xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), nghỉ hè rảnh rỗi rủ nhau ra sông Mã, đoạn qua địa bàn làng Vực xã Vĩnh Ninh tắm mát. Đoạn sông Mã lộng gió, tràn nắng nhưng chẳng có bóng người. Nhóm bạn nô đùa dưới nước không may bị nước cuốn khiến 4 học sinh chết đuối.

Trước kì thi THPT quốc gia, ngày 23/6, hai nam sinh lớp 12 vĩnh viễn nằm lại dưới đoạn sông Lam (đoạn qua huyện Thanh Chương, Nghệ An) trong khi hơn 800.000 bạn đồng trang lứa khác bước vào phòng thi THPT quốc gia 2019.

Càng sợ nước càng phải học bơi ảnh 2

Những cái chết thương tâm lặng lẽ dưới hồ, ao, sông… diễn ra liên tục và chưa bao giờ dừng lại. Có những vụ đuối nước tập thể khiến cả xã bao trùm một màu trắng tang thương, hiu hắt. Không chỉ trẻ nhỏ, người lớn cũng đuối nước thương tâm khi đang cùng con bơi lội. Đó là trường hợp của một cán bộ địa chính xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An mới tử vong tại hạ lưu đập Bara Đô lương. Trong lúc đưa con đi tắm mát ở khu vực hạ lưu đập– một nơi nguy hiểm không có biển cảnh báo, người bố ấy đã ra đi mãi mãi chỉ vì một phút sơ sẩy.

6 tháng đầu năm 2019, hàng loạt vụ đuối nước tập thể đã xảy ra, mặc cho những chiếc loa ở hàng trăm xã ngoại thành Hà Nội đã ráo riết phát động phong trào phòng chống đuối nước ngay từ đầu hè. Ông Nguyễn Trường Sơn , Phó Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai cho biết, Việt Nam là một trong những nước có hệ thống sông ngòi đa dạng, phong phú. Hệ thống sông, kênh rạch dày đặc cũng tăng nguy cơ, rủi ro cho trẻ nhỏ. Các em thường rủ nhau ra sông, ra hồ bơi lội. Vào mùa hè, các em được nghỉ, thiếu sự giám sát của thầy cô, bố mẹ nên tỷ lệ đuối nước trong mùa hè tăng cao.

Càng sợ nước càng phải học bơi ảnh 3

Ngày nhỏ đã từng rất sợ nước, từng một lần suýt chết vì nước, Đoàn Văn Tùng không bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành giáo viên dạy bơi tại Hà Nội. “Tôi đã từng rất sợ nước, nhìn thấy nước là sợ. Mỗi lần nghĩ đến giây phút chới với dưới nước, tôi đã thề sẽ không bao giờ cho chân xuống nước. Nhưng rồi lên đại học, tôi lại thích thể dục thể thao. Tôi đầu quân học Khoa Giáo dục thể chất, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Rồi tôi học bơi, học gym… thành ra nghiện những môn thể thao tăng cường sức khỏe”.

Đoàn Văn Tùng hiện đang làm Quản lý điều hành bể bơi và Trung tâm dạy bơi tại CLB Bơi Diamond Đường bơi xanh, Khu đô thị Gold mark 136 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội. Là một thầy giáo dạy bơi có thâm niên gần chục năm, Tùng cho biết: “Từ khi học bơi, tôi bớt sợ nước hơn, tôi tiếp xúc với nước nhiều hơn. Khi biết bơi, tôi thấy mình tự tin hơn rất nhiều. Cũng vì một lần suýt đuối nước nên tôi đã theo và dạy bơi phổ cập cho các bạn nhỏ tại Hà Nội, Hưng Yên… với mong muốn không còn đứa trẻ nào sợ nước, gặp bất cứ bất trắc nào chúng cũng có thể xử lý, tự cứu mình… Cuộc sống cần rất nhiều kỹ năng, trong đó kỹ năng bơi là điều cần thiết. Phòng chống đuối nước quan trọng và liên hệ mật thiết đến sự phát triển sống còn của trẻ”.

Càng sợ nước càng phải học bơi ảnh 4

Theo anh Tùng, bơi lội là môn thể thao tốt cho sức khỏe, ít chấn thương nhất trong tất cả các môn thể thao vận động, vì thế bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể theo học: “Nhiều trẻ rất sợ nước và nhút nhát, chúng có thể sẽ khó khăn hơn khi tiếp cận môn bơi, sẽ học bơi lâu hơn các bạn đồng trang lứa, nhưng  là thầy giáo – tôi luôn cố gắng tâm huyết hơn với những trường hợp đó, động viên phụ huynh không bỏ cuộc. Cố gắng từng ngày từng ngày một, chỉ cần nhìn thấy các bé dám thò chân xuống nước, dám mặc đồ bơi, dám khua tay khua chân theo hướng dẫn của thầy… đã là quá hạnh phúc rồi. Đứa trẻ nào rồi cũng sẽ vượt qua được nỗi sợ nếu có người lớn đồng hành và theo sát”.

Bơi là môn học thú vị cho trẻ em nhưng không được nhiều phụ huynh quan tâm đưa con đến bể bơi. Hiện tại số lượng học sinh của bên mình là khoảng hơn 50 cháu và số lượng đang tăng lên. Tùng nói thêm, mỗi ngày ở nơi Tùng quản lý có 4 ca, sáng 2 ca và chiều 2 ca, mỗi ca khoảng gần chục trẻ. Số lượng trẻ tập bơi mỗi ca chỉ dưới 10 cháu để HLV, có thể chuyên tâm dạy cho từng em. Tuy nhiên, số lượng trẻ học bơi hiện nay chưa thấm vào đâu so với số lượng trẻ đông đúc trên địa bàn.

Càng sợ nước càng phải học bơi ảnh 5

“Bên cạnh nhiều phụ huynh đầu tư cho con học bơi, còn không ít phụ huynh vẫn coi học bơi là vui hè, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Nghĩa là con trẻ biết bơi hay không không quan trọng – đó là suy nghĩ sai lầm. Trẻ được học bơi vừa học được thêm được một kỹ năng quan trọng, vừa tự tin hơn, tăng cường sức khỏe dẻo dai. Cho con được cơ hội học bơi chính là trao cho con một cánh cửa khám phá thế giới ở một góc độ khác, rất thú vị. Trẻ từ 5-6 tuổi trở lên hoàn toàn có thể học bơi. Dưới tuổi ấy, phụ huynh có thể cho các con ra bể bơi làm quen với nước” – Tùng nói.

Đoàn Văn Tùng đưa lời khuyên, với những trẻ bị sợ nước hay tâm lý nhút nhát, phụ huynh đừng lo lắng khi dẫn con đến bể bơi. Điều phiền toái nhất chỉ là thời gian học của các con sẽ kéo dài hơn một chút thôi, chứ tất cả nỗi sợ sẽ qua đi nhanh chóng khi các con được thầy cô dạy khám phá nước, chơi dưới nước… “Giai đoạn đầu các thầy sẽ làm tâm lý với trẻ, để trẻ tự tin hơn khi tiếp xúc với nước. Với kinh nghiệm dạy bơi của mình, tôi thấy những cháu lúc đầu sợ nước sau khi qua giai đoạn làm quen với nước và nổi trên mặt nước, các con sẽ vô cùng thích thú, tự tin hơn rất nhiều. Các giai đoạn sau của môn bơi các con sẽ bơi rất giỏi và hoàn toàn có thể hoàn thành khóa bơi xuất sắc”.

Càng sợ nước càng phải học bơi ảnh 6
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.