Đó là một trong những thông tin được bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết về tình hình tuyển sinh THPT quốc gia năm 2019.
Theo bà Phụng, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, số thí sinh dự thi THPT quốc gia năm nay là hơn 887.000, giảm gần 40.000 so với năm 2018. Trong đó, hơn 653.000 em đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường đại học tăng gần 7,6%, tương đương gần 490.000. Trong đó, chỉ tiêu sư phạm là 46.285, tăng hơn 30% so với năm ngoái.
Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, thông tin với báo chí về tình hình xét tuyển đại học năm 2019. |
Lý giải nguyên nhân chỉ tiêu tuyển sinh năm nay tăng, bà Phụng phân tích: Thứ nhất là chỉ tiêu được xác định trên năng lực đảm bảo chất lượng của các trường. Những năm gần đây điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường tăng, do đó kéo theo chỉ tiêu tiêu tuyển sinh sẽ tăng.
Thứ hai, theo quy chế trước đây các trường chưa kiểm định, kể cả năng lực có tăng thì số giảng viên có tăng nhưng không được tăng chỉ tiêu so với năm trước liền kề. Gần đây các trường đã kiểm định, đạt kết quả nên được đưa ra mức chỉ tiêu đúng với năng lực của mình.
Thứ ba, Bộ GD&ĐT bắt đầu tính đến việc bù đắp chỉ tiêu cho một số trường có tỷ lệ sàng lọc đầu ra đáng kể. Số lượng thí sinh ra trường thấp hơn lúc nhập học cho thấy quá trình đào tạo, chuẩn đầu ra của trường tốt hơn và trường đã tạo ra được sự cạnh tranh trong quá trình học. "Với những trường có sàng lọc giữa đầu vào và đầu ra, chúng tôi sẽ tính tỷ lệ hợp lý để cộng chỉ tiêu tuyển sinh", bà Phụng nói.
Cũng theo bà Phụng, đối với tuyển sinh sư phạm năm nay, dự báo nhu cầu giáo viên của các địa phương rất cao cho nên tổng chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm tăng. Nếu năm ngoái khoảng 35.000 thì năm nay khoảng 46.000 chỉ tiêu, tuy nhiên vẫn chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu.
Trước đó, để xác định nhu cầu tuyển sinh sư phạm, hai năm nay Bộ GD&ĐT đã kết hợp với địa phương khảo sát nhu cầu giáo viên của từng địa phương. Qua đó phân bổ chỉ tiêu đào tạo giáo viên cho các trường sư phạm trên cơ sở năng lực của các trường cũng như vùng tuyển sinh.
Về tình hình xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2019, bà Phụng cho biết trong mấy năm gần đây, theo thống kê của Bộ thì hầu hết các tổ hợp truyền thống được các trường đại học sử dụng xét tuyển với một tỷ lệ lớn và được học sinh đăng ký vào nhiều.
Các tổ hợp truyền thống như khối D1, A, A1, C, B là 5 tổ hợp được áp dụng từ thời “ba chung” đến nay. 5 tổ hợp này chiếm 90% nguyện vọng của thí sinh. Với 9 môn thi, nếu như ghép 2 môn tổ hợp và 11 môn thi thì về mặt lý thuyết sẽ có trên 400 tổ hợp tuyển sinh. Trên thực tế, trong số đó có khoảng 133 tổ hợp có thí sinh đăng ký – chỉ chiếm khoảng 10%. Điều đó chứng tỏ các môn cốt lõi để học đa số ngành nghề của trường vẫn được chú trọng.
Theo bà Phụng, năm ngoái có những trường nghĩ ra nhiều tổ hợp lạ, nghĩ ra những ngành mới nhưng kết quả học sinh đăng ký không nhiều. Năm nay những tổ hợp lạ đã không còn.
“Số lượng nguyện vọng các thí sinh đăng ký năm vừa rồi mỗi em trung bình 4 nguyện vọng. Riêng Hà Nội có một thí sinh đăng ký số lượng nguyện vọng nhiều nhất là 50 nguyện vọng. Điều đó thể hiện các em thí sinh bắt đầu có định hướng xác định thế mạnh, sở trường, năng lực của mình vào các ngành nghề- bà Phụng nói.
Số liệu thống kê tuyển sinh năm 2019:
Số thí sinh tham gia dự thi năm 2019 giảm 4,19% so với năm 2018. |
Chỉ tiêu sư phạm năm nay tăng hơn 30%. |
Theo Bộ GD&ĐT, năm nay không còn xuất hiện các tổ hợp tuyển sinh lạ nhằm vơ vét thí sinh như năm ngoái. |