"Chiến trường" cạnh tranh thương mại mới giữa EU và Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - EU đang mở rộng cạnh tranh từ vi mạch công nghệ cao sang công nghệ thấp vì lo ngại thách thức mới do các công ty được trợ cấp của Trung Quốc trong việc hỗ trợ sự bùng nổ của xe điện.
EU sẽ xem xét lại ngành công nghiệp của mình trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc và các nước khác trên lĩnh vực vi mạch thế hệ cũ. Ảnh: Yonhap/TTXVN
EU sẽ xem xét lại ngành công nghiệp của mình trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc và các nước khác trên lĩnh vực vi mạch thế hệ cũ. Ảnh: Yonhap/TTXVN

EU sẽ điều tra các nhà cung cấp vi mạch và khách hàng liên quan về các loại chip truyền thống và liệu có sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc hay không, Ủy ban châu Âu tiết lộ với tờ Politico (Mỹ) mới đây, với kết quả ban đầu dự kiến được công bố ​​​​vào cuối mùa hè này.

Các quan chức châu Âu lo ngại sức mạnh thị trường của khối gặp thách thức đối với cái gọi là vi mạch truyền thống - công nghệ thế hệ cũ được sử dụng trong ô tô, thiết bị gia dụng và thiết bị y tế. Động thái này diễn ra tương tự ở Mỹ, nơi Washington đã tiến hành một cuộc khảo sát về chủ đề này vào tháng 1 vừa qua.

Tại hội nghị thượng đỉnh cấp cao giữa EU và các quan chức hàng đầu của Mỹ ở Bỉ vào tháng 4 năm nay, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã cảnh báo những con chip “nền tảng” này sẽ là lĩnh vực tiếp theo trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

Bà Raimondo nêu rõ: “Chúng tôi biết rằng Chính phủ Trung Quốc đang cung cấp một khoản trợ cấp lớn cho ngành công nghiệp đó, điều này có thể dẫn đến sự bóp méo thị trường rất lớn”, đồng thời ước tính rằng Bắc Kinh sẽ sản xuất khoảng 60% số chip truyền thống để đưa ra thị trường trong vài năm tới.

Trong hai năm qua, vòng đầu tiên của cuộc chiến chip toàn cầu tập trung vào các loại chip tiên tiến hơn. Mỹ đã triển khai chiến lược trong hai năm qua nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ vi mạch công nghệ cao bằng cách hạn chế xuất khẩu các thiết bị để sản xuất chúng. Mỹ cũng gây áp lực buộc Hà Lan, Nhật Bản và các đồng minh khác phải hạn chế xuất khẩu, đáng chú ý nhất là các thiết bị tiên tiến do tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới của Hà Lan là ASML sản xuất.

Các chip cũ có “node” (mạng lưới các nút giúp vận hành blockchain thông qua công việc lưu trữ và trao đổi dữ liệu) lớn hơn, giúp chúng dễ sản xuất hơn nhưng không phù hợp với công nghệ hàng đầu như điện thoại thông minh.

Trong khi đó, đối với các mẫu xe ô tô kém tiên tiến hơn, các công ty chip châu Âu có chỗ đứng vững chắc - đặc biệt là trong các mẫu sản xuất phục vụ ngành công nghiệp ô tô và thị trường xe điện đang phát triển.

Một báo cáo gần đây cho thấy các công ty như Infineon của Đức, NXP của Hà Lan và STMicro của Pháp-Italy là những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này. Các công ty trên sở hữu rất nhiều tài sản trí tuệ và bằng sáng chế về chip ô tô, phần lớn là do họ phát triển xung quanh các ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Đức, Pháp và Italy.

Ngày nay, các nhà sản xuất chip châu Âu này có vị thế thuận lợi để cung cấp cho thị trường xe điện đang bùng nổ, bao gồm cả BYD của Trung Quốc và các thương hiệu khác.

Jan-Peter Kleinhans, chuyên gia về chính sách vi mạch tại tổ chức nghiên cứu Stiftung Neue Verantwortung của Đức, cho biết: “Tất nhiên, họ được hưởng lợi nếu xe điện Trung Quốc đang trong quá trình phát triển”, đồng thời lưu ý thêm rằng điều đó còn mang lại cho EU một lợi thế thương lượng khi khối tìm cách ứng phó với những thách thức từ Trung Quốc trong lĩnh vực này trong tương lai.

Hiện tại, các nhà chức trách EU đang điều tra xem liệu các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc như BYD có đang hạ giá một cách không công bằng so với các nhà sản xuất ô tô châu Âu thông qua trợ cấp của nhà nước hay không - một cuộc điều tra được Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen công bố rầm rộ trong bài phát biểu thường niên tại EU vào cuối năm ngoái.

Về phần mình, Uỷ viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis nói trong tháng này rằng cuộc điều tra đang “tiến triển”, ám chỉ rằng Brussels có thể áp đặt thuế quan trong lĩnh vực này “trước kỳ nghỉ hè”.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).