Phát hiện hóa thạch khủng long còn da tại Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một mẩu da được tìm thấy trong hóa thạch của Psittacosaurus, loài khủng long ăn cỏ sống ở kỷ Phấn Trắng, sau khi hóa thạch này được biếu tặng cho một trường đại học tại Trung Quốc.
Phát hiện hóa thạch khủng long còn da tại Trung Quốc

Hóa thạch này còn giữ lại những mảng da lớn được bảo quản tuyệt đẹp còn nguyên cấu trúc tế bào, cung cấp thêm góc nhìn mới về quá trình tiến hóa của loài khủng long có lông vũ. Các nhà nghiên cứu cho biết, hóa thạch cho thấy lớp da có "sự phát triển theo vùng" ở khủng long Psittacosaurus và có thể là cả ở những loài khủng long có lông khác, với lớp da có vảy, giống của bò sát trên những vùng cơ thể không có lông và làn da mềm mại giống chim ở những vùng có lông.

Zixiao Yang, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ về cổ sinh vật học tại Đại học College Cork ở Ireland và là tác giả chính của nghiên cứu công bố hôm thứ Ba trên tạp chí Nature Communications cho biết: “Ban đầu, chúng tôi thực sự không có nhiều hy vọng tìm thấy bất kỳ mô mềm nào bởi vì nhìn bằng mắt thường mẫu vật của chúng tôi dường như chỉ còn lại xương. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không từ bỏ vì chúng tôi biết rằng trong quá trình hóa thạch, các mô mềm có thể bị thay thế bằng khoáng chất và bị trộn lẫn với trầm tích”.

Ông Yang cho biết: “Khi chiếu đèn UV, tôi có thể cảm thấy tim mình hẫng đi một nhịp. Những mảng da có vảy lớn, che phủ ngực và bụng, ánh lên màu vàng kim nổi bật dưới tia UV. Lớp da hóa thạch trông rất tinh tế, được bao bọc bởi lớp vảy nhỏ và tròn, to khoảng 1mm”.

Hóa thạch của mô mềm đã hiếm, hóa thạch da với tình trạng tốt như thế này còn hiếm hơn.

Hóa thạch gần như hoàn chỉnh này được khai quật ở phía đông bắc Trung Quốc, có niên đại khoảng 130 triệu năm trước và được biếu tặng cho Đại học Nam Kinh từ một bộ sưu tập tư nhân vào năm 2021. Đây là hóa thạch của một con Psittacosaurus chưa trưởng thành, dài khoảng 66 cm, và được ước tính đã chết khi được 3 tuổi.

Psittacosaurus là thành viên ban đầu của dòng dõi khủng long có sừng (ceratopsians), tuy nhiên bản thân Psittacosaurus không có sừng. Tên của nó nghĩa là "thằn lằn vẹt" do có chiếc mỏ nhô ra, thích hợp để ăn thực vật.

Có rất nhiều loài khủng long có lông vũ, và trên thực tế khủng long có lông vũ với kích thước nhỏ là tiền thân của loài chim hiện nay. Những chiếc lông vũ đầu tiên được cho là tiến hóa từ vảy của loài bò sát có tiền thân là khủng long và thằn lằn bay vào khoảng 250 triệu năm trước.

Loài Psittacosaurus có lông cứng ở phần đuôi và cơ thể được bao phủ bởi lớp da có vảy. Mặc dù hóa thạch không cho thấy lớp da tại phần có lông vũ, các nhà nghiên cứu cho rằng khu vực này có cấu tạo giống với da của loài chim.

Maria McNamara, giáo sư cổ sinh vật học và là đồng tác giả nghiên cứu đến từ trường Đại học College Cork, cho biết: “Phát hiện này bổ sung thêm chiều sâu cho sự hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa của lông vũ. Việc có được làn da giống với loài chim hiện đại chỉ xảy ra cục bộ trên cơ thể. Lớp da cứng giống bò sát vẫn cần thiết ở những vùng cơ thể không được bảo vệ bởi lông”.

Theo Reuters
Ảnh minh hoạ.
Hướng dẫn nâng cao phòng cháy đối với công trình hiện hữu
(Ngày Nay) - Khái niệm chung cư mini không được quy định trong các văn bản pháp luật cũng như văn bản kỹ thuật hiện hành. Các công trình nhà ở được xây dựng trên đất ở khi lập hồ sơ thiết phải tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
(Ngày Nay) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 129/2024/QH15 Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (Chương trình).
Indonesia cảnh báo sẽ chặn mạng xã hội X
Indonesia cảnh báo sẽ chặn mạng xã hội X
Ngày 14/6, Bộ trưởng Truyền thông Indonesia, Budi Arie Setiadi, cho biết nước này sẽ chặn mạng xã hội X nếu nền tảng này không tuân thủ quy định cấm nội dung người lớn.
Ảnh minh họa.
Ý dẫn đầu các pháp
(Ngày Nay) - Hai ngàn năm trước, từ Ấn Độ, Phật giáo theo bước chân của các Tăng sĩ, thương nhân du nhập nước ta. Trên vùng đất mới, Phật giáo đã hiện diện không hề áp đặt trong hình tướng của một giáo lý “nguyên chất” mà nhẹ nhàng và khiêm tốn dung hòa với tín ngưỡng bản địa.