Mặc dù thảm họa sóng thần hôm thứ Bảy đã đi qua, những con số thương vong vẫn có thể tăng lên, khi các nhà chức trách Indonesia đang làm việc để đánh giá phạm vi ảnh hưởng của thảm họa.
Các hoạt động cứu hộ sẽ còn diễn ra trong vòng 1 tuần. Ảnh: CNN |
Tổ chức Bác sĩ không biên giới cũng dự kiến số lượng người bị thương chưa dừng lại, vì nhiều nạn nhân sẽ đến bệnh viện trong những ngày tới.
Một ngôi nhà nghỉ bên bờ biển bị phá hủy hoàn toàn sau trận động đất. Ảnh: CNN |
Theo các đánh giá ban đầu cho thấy: 558 khách sạn đã bị phá hủy, trong đó có 9 khách sạn, 60 nhà hàng và 350 thuyền bị tàn hư hỏng hoàn toàn.
Các tác nhân gây ra sóng thần
Theo chính quyền Indonesia, thảm họa lần này là sản phẩm của nhiều tác nhân: một vụ phun trào khiến một phần của núi lửa Anak Krakatau rộng 64 ha rơi xuống biển khi thủy triều đang dâng lên vào dịp trăng tròn.
Eo biển Sunda, nằm giữa hai đảo lớn Java và Sumatra, cũng đã trải qua một đợt mưa lớn trong thời gian này.
Hơn 5600 người phải rời bỏ nhà cửa sau khi trận sóng thần quét qua. Ảnh: CNN |
Cơn sóng cao 3m tràn vào bờ biển khiến các cư dân địa phương phải nhanh chân tháo chạy sau khi những ngôi nhà không thể cản nổi "bức tường nước".
Người dân nơi xảy ra thảm họa đang tìm kiếm các tài sản sau trận sóng thần. Ảnh: CNN |
Núi lửa Anak Krakatau, nằm cách khoảng 40-50 km từ bờ biển Java và Sumatra, hiện vẫn còn tiếp tục phun trào, khiến cho nhiều người dân sợ hãi rằng những đợt sóng thần sẽ còn xuất hiện trên bờ biển.
"Miễn là núi lửa vẫn còn hoạt động, người dân nên cảnh giác", ông Sutopo Purwo Nugroho - phát ngôn viên của Cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia Indonesia, cảnh báo.
Không có cảnh báo sóng thần được đưa ra
Nhiều nhân chứng cho biết trận sóng thần hôm thứ Bảy không có hề được cảnh báo và Tổng thống Joko Widodo, đã ra lệnh cho Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa chất của nước phải này mua máy dò để có thể sớm đưa ra cảnh báo cho người dân.
Phát ngôn viên của Bộ Hàng hải Indonesia cho biết hệ thống "không đưa ra cảnh báo sớm vì chúng chỉ theo dõi các hoạt động địa chất chứ không phải hoạt động của núi lửa".
Ngọn núi lửa Anak Krakatau vẫn còn đang hoạt động. Ảnh: CNN |
Đối với các cảnh báo sóng thần, ông Sutopo cung cấp một danh sách các lý do tại sao mạng lưới phao báo dự báo sóng thần không hoạt động chính xác trong 6 năm qua.
"Do các hành vi phá hoại, hạn chế ngân sách, lỗi kỹ thuật là các nguyên nhân khiến hệ thống không hoạt động hiệu quả tại thời điểm này", phát ngôn viên cho biết.
Các quan chức Indonesia cũng đổ lỗi cho hệ thống cảnh báo bị lỗi vào tháng 10, khi một trận sóng thần đã giết chết hơn 2.000 người ở bờ biển phía tây Sulawesi.
Trước đó vào ngày 26/12 năm 2004, một trận sóng thần xảy ra tại Ấn Độ Dương đã giết chết hàng trăm ngàn người, cho tới nay chính quyền Indonesia vẫn chưa lắp đặt được hệ thống cảnh báo sóng thần hiệu quả.