Chợ tình Khau Vai: Phiên chợ độc đáo tại Hà Giang

Nhà thơ, nhà báo Trần Hòa Bình là giảng viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một người thầy tôi chưa từng được gặp mặt nhưng đã truyền cho tôi tình yêu Hà Giang đến điên dại chỉ từ một bài thơ Khau Vai.
Chợ tình Khau Vai: Phiên chợ độc đáo tại Hà Giang
Tình yêu ấy thôi thúc tôi bỏ lại Hà Nội ngổn ngang, gạt hết những lừng khừng, chạy trốn tới nơi chỉ toàn đá với đá, chỉ để ôm vào lòng những cánh tam giác mạch mỏng manh, ngắm những vạt cúc dại vàng rực đất trời và hẹn 27 tháng 3 âm lịch, tìm về chợ tình Khau Vai- lạc tim giữa hàng ngàn, hàng vạn mối tình…
Chợ tình Khau Vai: Phiên chợ độc đáo tại Hà Giang - anh 1
Du khách, đặc biệt là các bạn trẻ tìm đến Hà Giang ngày càng nhiều, không chỉ bởi sự hấp dẫn của Mã Pí Lèng, hoa tam giác mạch… mà còn bởi chợ tình Khau Vai.

Chợ tình Khau Vai (hay chợ Phong Lưu) có từ năm 1919, mỗi năm chỉ họp một phiên tại thôn V. Phiên chợ Khau Vai đầy lãng mạn mà cũng mang tính nhân văn khi bắt nguồn từ một câu chuyện có thật, từ mối tình ngang trái của chàng Ba- nàng Út. Hai người yêu nhau tha thiết nhưng vì cách trở, thù hận giữa hai gia đình, dòng tộc Nùng- Giáy mà không thể lấy được nhau. Họ thề nguyền kiếp sau sẽ nên vợ nên chồng và hàng năm cứ đúng ngày chia tay sẽ tìm về gặp lại nhau tại núi Khau Vai... ngày họ chia tay là ngày 27/3 (âm lịch). Cũng đúng vào ngày này, khi cả hai người đã già yếu, họ lại tìm đến gốc cây, hòn đá thề năm xưa, ôm lấy nhau cùng đi sang thế giới bên kia. Ngoài việc dựng hai miếu thờ là "miếu Bà" và "miếu Ông", dân làng còn mở chợ ngay nơi họ mất để tưởng nhớ tình yêu sâu đậm ấy.

Gần trăm năm nay, chợ Khau Vai trở thành ngày hội cho những mối tình dang dở. Gọi là chợ nhưng mở ra không với mục đích buôn bán hàng hóa. Bởi vậy mà đồng bào nơi đây gọi là “chơi chợ”.

Phiên chợ diễn ra suốt đêm 26 đến hết ngày 27. Họ đến đây, có thể đi cùng đường với chồng với vợ, với cả gia đình, nhưng hễ đến chợ thì ai đi đường nấy, tìm người yêu cũ của mình để uống với nhau bát rượu, tâm sự cho nhau nghe về những tháng ngày xa vắng. Chỉ một ngày duy nhất trong năm, họ được phép sống “ngoài chồng, ngoài vợ”, có thể tự do, “cởi lòng” mà không vi phạm tập tục, pháp luật. Ngày này, ai cũng có quyền được sống vì tình yêu, vì bản thân mà không bị ràng buộc bởi các mối quan hệ, luật tục.

Chợ tình Khau Vai: Phiên chợ độc đáo tại Hà Giang - anh 2
Hàng trăm đôi trai gái tìm nhau giữa chợ Khau Vai- Ảnh Mai Thị Thu Thanh

Chợ Phong Lưu không hề sầm uất về mặt thương mại như các phiên chợ rừng khác, chỉ có tình nghĩa lúc nào cũng đượm nồng. Chợ nằm giữa núi đá tai mèo lởm chởm, ngày thường chỉ thấy những bóng đá xám nằm cô độc, ngổn ngang chờ dịp hai ngày chợ mới được dựng tạm những lều lán đơn sơ, bán chủ yếu là hàng ăn uống, phục vụ cho đồng bào về họp chợ.

Đặc điểm địa chất của Hà Giang là đá vôi với cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, giao thông đi lại không thuận tiện nên bà con dân tộc ở các bản xa có khi phải đi bộ suốt đêm hôm trước để kịp chiều 26 có mặt ở đây. Khắp nẻo đường đều đổ về Khau Vai, mỗi bước chân người đi đều nặng ân tình. Trang phục sặc sỡ của các dân tộc Nùng, Giáy, Mông, Dao, Tày… hòa lẫn vào nhau trong dòng người đông đúc tạo ra sự đa dạng rất đặc trưng cho phiên chợ tình này.

Phiên chợ sôi động nhất vào buổi chiều ngày 26, khi người ta mới gặp nhau tiếng nói cười rổn rảng, tiếng chạm bát, mời rượu vang từng kẽ đá. Đêm càng sâu, không khí càng trở nên ảo diệu khi khắp núi tiếng khèn, tiếng hát vang lên. Đêm đen như mực, người ta khó nhìn rõ mặt nhau, chỉ cảm nhận được ánh mắt nóng bỏng rơi nơi nhau, chỉ nghe thấy tiếng thở, tiếng hát, tiếng khèn, tiếng sáo dặt dìu khắp núi, cũng có những tiếng nức nở bung ra sau cả năm trời kìm nén:
“Anh ném pao
Em không bắt
Em không yêu
Quả pao rơi rồi”
Hay những câu hát đối đáp tê tái lòng:
- "Trước đây ta đã thề với nhau
Giữa chợ tình Khau Vai
Nay em lại để quả Pao rơi xuống đất
Xin hỏi gió người yêu của ta đâu?".
- "Em cũng buồn lắm anh ơi
Cũng tại cha mẹ ép duyên
Nên em đi ở nhà người
Tháng ba ngày chợ hẹn anh em lại về".

Ngày nay, các chàng trai, cô gái dù khác dân tộc vẫn được tự do tìm hiểu và quyết định hôn nhân mà không gặp phải sự cản trở như chàng Ba và nàng Út xưa kia. Bởi vậy mà chợ tình Khau Vai còn là nơi gặp gỡ làm quen, tác hợp cho bao nhiêu cặp đôi thành vợ, thành chồng.

Chiều ngày 27 cũng là lúc dọn chợ, người ta lưu luyến tiễn nhau ra về, bỏ lại một trời thương nhớ để quay lại với vợ chồng, con cái, cuộc sống thường ngày không một lời trách móc, chỉ có thể hẹn nhau đến năm sau. Nhưng cũng có người tìm hết phiên chợ này đến phiên chợ khác, vẫn không gặp được người xưa. Những câu thơ của thầy Trần Hòa Bình cứ như cứa vào gan ruột:
Nếu một mai mình không lấy được nhau
Em có đi tìm anh

Qua điệp trùng đá sắc

Những Khau Vai bầm dập dấu chân người

Tổng Biên tập báo Hà Giang, nhà báo Lê Trọng Lập, người gắn bó đặc biệt với chợ tình Khau Vai, trong một hội thảo đã có những lời gan ruột như sau: “cách giải quyết của Chợ tình Khau Vai giành cho những mối tình không “nên vợ thành chồng” đã vượt lên trên luật pháp hiện hành, vượt qua rào cản của đạo đức xã hội để rất tự nhiên, xác lập một chuẩn mực đạo đức mới cho những “góc riêng” của cuộc sống vợ chồng. Điều quan trọng nhất là: Tất cả những người chồng, người vợ từ trẻ đến già, của các dân tộc Tày, Giấy, Nùng, Dao, Mông ở vùng Khau Vai và các xã phụ cận đều tự nguyện, vui vẻ chấp nhận việc “ra đi” của vợ mình, chồng mình trong đêm 26, ngày 27/3. Họ coi đó là việc làm đương nhiên, việc làm tốt, phù hợp đạo đức, phong tục tập quán của dân tộc mình. Đây là một nét đẹp rất nhân văn, mà tôi nghĩ cần được trân trọng trong cuộc sống hôm nay.”
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.