Ngày 01/3, phóng viên Ngày Nay đã có mặt tại dự án trồng cây cao su của Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) tại tiểu khu 363 (tỉnh Bình Phước). Ghi nhận của chúng tôi, dự án hàng trăm ha cao su đã được cạo mủ xen kẽ “rừng” điều xanh um đang trong mùa thu hoạch. Khu “rừng nghèo kiệt” có những cây thân cao hàng chục mét.
Năm 2020, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo liên quan đến dự án của Công ty Sasco. Kết quả làm việc với Công ty Sasco: “Ngày 02/3/2017, Công ty Sasco có văn bản số 160/SASCO gửi UBND tỉnh Bình Phước đề nghị trả lại toàn bộ diện tích dự án vì công ty không còn nhu cầu đầu tư và đề nghị UBND tỉnh hoàn trả kinh phí mà Công ty đã đầu tư trồng cao su”.
Thanh tra Chính phủ cũng đã từng kết luận, việc Công ty Sasco tự ý ký kết hợp đồng với ông Trần Tấn Minh là Giám đốc Ban QLRKT Suối Nhung (đã chết) và thỏa thuận ăn chia một phần diện tích cao su đã trồng là trái với chủ trương cho thực hiện dự án của UBND tỉnh và vi phạm hợp đồng liên doanh liên kết với Ban QLRKT Suối Nhung.
Ông Trần Tấn Minh với vai trò chủ rừng, phải chịu trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện dự án, thực hiện hợp đồng liên doanh của Ban QLRKT Suối Nhung nhưng lại ký kết hợp đồng cá nhân với Công ty Sasco. Sau đó, giao lại cho các cá nhân khác thực hiện dự án là trái quy định.
Dù đã có nhiều văn bản, chỉ đạo từ Văn phòng Chính phủ, thế nhưng, vụ việc đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Chùm ảnh phóng viên Ngày Nay ghi nhận tại dự án UBND tỉnh Bình Phước giao cho Sasco trồng cây cao su:
Chòi canh được dựng lên để phục vụ cho việc cạo mủ. |
Sasco được nhà nước giao đất để trồng cây cao su nhưng để người dân trồng điều bạt ngàn trong dự án. |
Một góc rừng xanh tốt được cho là “rừng nghèo kiệt”. |
Một túp lều bỏ hoang, nơi đây cũng từng xảy ra vụ nhóm người lạ đến giành cạo mủ cao su… |
Gốc cây rừng còn sót lại vẫn đang mọc lên những chiếc lá xanh tươi tốt. |
Lối đi vào khoảnh “rừng nghèo kiệt” được UBND tỉnh Bình Phước giao cho Sasco thực hiện dự án trồng cây cao su. |
Một gốc cây có đường kính khoảng 5 mét từng bị đốn hạ trong “rừng nghèo kiệt”. |
Phần đất rừng được giao cho Ban Chỉ huy quân sự tỉnh quản lý. |
Cây Da cao hàng chục mét, giáp với sông Mã Đà là vị trí ranh giới giữa tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. |