Sasco ‘sa lầy’ vào dự án ở Bình Phước - bài 3: Dự án trồng cây sao su nay về đâu?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Công ty Sasco có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước đề nghị trả lại toàn bộ diện tích dự án và đề nghị tỉnh này hoàn trả kinh phí đã đầu tư trồng cao su.
Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất - Sasco.
Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất - Sasco.

Quá trình thực hiện dự án, Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (viết tắt là Công ty Sasco) không thực hiện đúng chủ trương ban đầu của UBND tỉnh. Do đó, ngày 04/3/2013, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết định số 325/QĐ-UBND thu hồi dự án của Công ty Sasco giao Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước quản lý.

Thế nhưng, ngày 11/10/2013, UBND tỉnh Bình Phước lại có công văn số 3282/UBND-KTN chấp thuận cho Công ty Sasco tiếp tục thực hiện dự án. Công ty Sasco cam kết ủng hộ địa phương 30% diện tích cao su trồng trên dự án, tại nơi sinh trưởng tốt nhất và thuận lợi nhất cho sản xuất để bổ sung cho Quỹ an sinh xã hội tỉnh; phải khắc phục hết những tồn tại trước đây mới được triển khai thực hiện dự án theo đúng mục đích ban đầu.

Gần 100ha đất giao cho các cá nhân vẫn chưa được khắc phục

Trong thời gian từ khi có quyết định số 325/QĐ-UBND thu hồi dự án của Công ty Sasco tới khi có văn bản số 3228/UBND-KTN ngày 11/10/2013 thì các đơn vị liên quan chưa thực hiện bàn giao toàn bộ hiện trạng dự án của Công ty Sasco về cho Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước.

Ngày 20/6/2019, UBND tỉnh Bình Phước ban hành quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bàn giao diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước về Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú; trong đó có diện tích thực hiện dự án của Công ty Sasco.

Ngày 09/9/2019, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước và Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú lập Biên bản bàn giao diện tích rừng và đất lâm nghiệp, tài chính và nhân sự từ Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước về Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú.

Sasco ‘sa lầy’ vào dự án ở Bình Phước - bài 3: Dự án trồng cây sao su nay về đâu? ảnh 1

Một góc rừng kinh tế Suối Nhung.

Đến thời điểm đầu năm 2021, Công ty Sasco chỉ mới khắc phục được 149,79/248,18 ha và chưa bàn giao diện tích cao su 30% cho địa phương để tạo quỹ an sinh xã hội nên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa điều chỉnh dự án của Công ty Sasco.

Theo diện tích do đạc, kiểm tra thực tế thì Công ty Sasco quản lý có tổng diện tích 392,48ha. Trong đó, 22,48ha rừng và 0,1ha diện tích trang trại và diện tích nằm ngoài bản đồ giao khoán năm 2006 là 13,02ha, nên diện tích còn lại thực hiện dự án là 356,8ha.

Công ty Sasco ký 3 hợp đồng trồng cao su với ông Trần Tấn Minh - Giám đốc Ban QLRKT Suối Nhung (đã chết) 248,1ha, còn lại 108,7ha là các hộ dân lấn chiếm.

Đối với việc khắc phục theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Phước thì diện tích phải khắc phục là 248,18ha. Công ty Sasco đã khắc phục và quản lý 149,79/ 248,18ha còn lại 98,39ha công ty chưa khắc phục.

Công ty Sasco trả dự án và đề nghị UBND tỉnh hoàn trả kinh phí đã đầu tư

Năm 2020, Thanh tra Chính phủ cũng đã có báo cáo liên quan đến dự án của Công ty Sasco. Kết quả làm việc với Công ty Sasco: “Ngày 02/3/2017, Công ty Sasco có văn bản số 160/SASCO gửi UBND tỉnh Bình Phước đề nghị trả lại toàn bộ diện tích dự án vì công ty không còn nhu cầu đầu tư và đề nghị UBND tỉnh hoàn trả kinh phí mà Công ty đã đầu tư trồng cao su”.

Kết quả làm việc với Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước thì, mặc dù UBND tỉnh có quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 04/3/2013 thu hồi toàn bộ diện tích dự án của Công ty Sasco giao cho Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước nhưng đến nay (đến năm 2020) Công ty Cao su Bình Phước chưa nhận bàn giao và chưa quản lý phần diện tích này.

Sasco ‘sa lầy’ vào dự án ở Bình Phước - bài 3: Dự án trồng cây sao su nay về đâu? ảnh 2

Dự án trồng cao su của Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất.

Thanh tra Chính phủ đã nhận xét, về trình tự, thủ tục giao khoán cho Công ty Sasco thực hiện dự án và cho phép chuyển đổi mục đích khoán rừng sang trồng cao su chưa thực hiện chặt chẽ, chưa đảm bảo quy định của pháp luật. Công tác quản lý bảo vệ rừng còn buông lỏng dẫn đến việc thực hiện dự án của chủ đầu tư không đúng mục đích ban đầu, liên doanh liên kết với các cá nhân khác không đúng chủ trương, quy định của tỉnh, dẫn đến tình trạng đất rừng bị lấn chiếm, phát sinh khiếu kiện phức tạp, khó thu hồi.

Việc Công ty Sasco tự ý ký kết hợp đồng với ông Trần Tấn Minh và thỏa thuận ăn chia một phần diện tích cao su đã trồng là trái với chủ trương cho thực hiện dự án của UBND tỉnh và vi phạm hợp đồng liên doanh liên kết với Ban QLRKT Suối Nhung.

Ông Trần Tấn Minh là Giám đốc Ban QLRKT Suối Nhung (đã chết) với vai trò chủ rừng, phải chịu trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện dự án, thực hiện hợp đồng liên doanh của Ban QLRKT Suối Nhung nhưng lại ký kết hợp đồng cá nhân với Công ty Sasco. Sau đó, giao lại cho các cá nhân khác thực hiện dự án là trái quy định.

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.
Viện Tim TP Hồ Chí Minh
Trang web của Viện Tim TP Hồ Chí Minh bị tấn công lấy số khám bệnh
(Ngày Nay) - Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chiều 27/3, cho biết, trang web lấy số khám bệnh Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh đã bị hacker tấn công gây nên tình trạng gia tăng đột biến số lượt đăng ký khám bệnh. Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc và chưa ghi nhận rò rỉ thông tin người bệnh ra bên ngoài.