Chuyện ‘thần đồng’ quần vợt Lý Hoàng Nam

(Ngày Nay) - Đội tuyển Việt Nam vừa xuất sắc giành quyền lên chơi nhóm 2 Davis Cup (giải  đồng đội nam thế giới) khu vực châu Á- Thái Bình Dương, với vai trò quyết định của trụ cột số 1 Lý Hoàng Nam. Sau 12 năm ăn tập, tay vợt 21 tuổi quê Tây Ninh đang đầu quân cho B.Bình Dương đã tạo nên hành trình kỳ diệu của một “thần đồng” khi lọt vào Top 500 ATP, và từng đoạt cả ngôi vô địch đôi nam Trẻ giải quần vợt danh giá Wembledon. 
"Thần đồng" quần vợt Lý Hoàng Nam
"Thần đồng" quần vợt Lý Hoàng Nam

Từ cậu bé nhặt bóng giúp mẹ

Khi lên 6 tuổi thì cậu bé Nam được mẹ chở đến sân tennis để chơi, trong khi mẹ thi đấu thì Nam chạy chập chững nô đùa với trái bóng đầy cách thích thú. Nhiều hôm, Nam còn tự tay nhặt bóng chạy đến đưa cho mẹ khiến nhiều người phải phì cười vì sự ngộ nghĩnh của cậu bé. Thế rồi, trong một lần tình cờ thì cậu bé người Tây Ninh được một người bạn của mẹ cho cầm vợt đánh thử. Chính sự ngẫu nhiên ấy đã đưa Hoàng Nam đến với tennis.

Chuyện ‘thần đồng’ quần vợt Lý Hoàng Nam ảnh 1

“Lúc nhỏ, Nam thường được tôi chở đến sân tennis để chơi. Thế nhưng những cây vợt ngày ấy đắt tiền lắm nên tôi không dám đưa cho con cầm chơi. Khi đó, nó còn rất nhỏ nên chỉ thường chạy nghịch với bóng và một lần giải lao thì người bạn của tôi đưa vợt cho Nam đánh thử. Bất ngờ, Nam có những động tác cho thấy có năng khiếu nên người bạn khuyên tôi cho con học tennis. Chuyện Nam đến với tennis bất ngờ như thế đấy”, bà Đỗ Thanh Yến kể lại kỷ niệm đầu tiên của con trai.

Trước những tố chất đặc biệt mà Hoàng Nam thể hiện ngay từ nhỏ, bà Đỗ Thanh Yến nghe lời khuyên của bạn nên thuê thầy dạy tennis cho con vào thứ 7 và Chủ nhật. Nhờ vậy, Hoàng Nam sớm có được những kỹ thuật cơ bản. Đến năm lên 9 tuổi, Nam nhanh chóng thể hiện được khả năng khi giành ngôi vô địch U.10 tại Nha Trang, mở ra một ngã rẽ mới với những năm tháng tập luyện ở B.Bình Dương.

Đến những lần ngủ gật trên lưng cha

Nếu như bà Yến là người có công rất lớn đưa Hoàng Nam đến với giới banh nỉ trong những ngày còn chạy chập chững thì bố của tay vợt trẻ này – ông Lý Hoàng Việt là người đã nâng đỡ giấc mơ cho con bay xa, với những tháng ngày làm tài xế đưa đón không mệt mỏi.

Sau chức vô địch U.10 tại Nha Trang, Hoàng Nam đến với B.Bình Dương qua lời giới thiệu từ một người bạn của bà Yến. Khi ấy, ông Việt buồn bã vì không muốn xa con trai, trong khi Nam còn quá nhỏ. Thế nhưng niềm đam mê của Nam cùng lời động viên của vợ đã khiến ông chịu thay đổi và hàng tuần đưa đón con đi trong nhiều năm trời ròng rã.

Chuyện ‘thần đồng’ quần vợt Lý Hoàng Nam ảnh 2

“Hồi ấy, mọi thứ khó khăn chứ không được như bây giờ. Hàng tuần, Nam tập ở B.Bình Dương từ thứ Hai đến thứ Sáu và mỗi lần đón đi, đón về vất vả lắm. Từ nhà sang Gò Đậu phải mất đến 60km nhưng chồng tôi bất kể nắng mưa, ngày nào cũng đưa đón Nam đi tập. Nhiều hôm, tôi nhìn cảnh hai cha con đi mà thấy thương lắm. 5h sáng Nam phải dậy và nằm ngủ trên lưng chồng tôi cho đến tận Bình Dương. Thật sự, vất vả vô cùng vì đường xá ngày ấy không thuận lợi lắm…”, bà Yến trải lòng đầy xúc động và cho biết nếu không có công lao của bố thì không có Lý Hoàng Nam – nhà vô địch Wimbledon trẻ của ngày hôm nay.

Mất tuổi thơ để trở thành ngôi sao

“Từ khi ăn tập chuyên nghiệp tới giờ, Nam xa nhà triền miên, đến mức bố mẹ buộc phải quen, cho dù luôn nhớ. Sau mỗi giải thì nó chỉ kịp về thăm hai vợ chồng được một chút rồi sang B.Bình Dương tập tiếp. Nhớ lại ngày xưa, tôi xa con là không chịu được nhưng mãi rồi cũng quen thôi. Ngày ấy, nó về là ôm tôi để kể nhiều thứ lắm. Nó nói tập mệt mỏi, ê ẩm hết cả người và nhớ bố mẹ. Tôi động viên con hãy cố gắng phấn đấu vì đam mê, vì tương lai của con. Bây giờ, Nam vô địch Wimbledon trẻ nhưng tôi vẫn khuyên con như thế. Hành trình phía trước là rất dài và cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể hoàn thiện bản thân”, bà Yến chia sẻ.

Chuyện ‘thần đồng’ quần vợt Lý Hoàng Nam ảnh 3

Điều mà vợ chồng bà Yến luôn cảm thấy Nam đã rất thiệt thòi là phải đánh đổi cả tuổi thơ cho nghiệp banh nỉ. Như tâm sự từ đáy lòng của người mẹ này thì “tôi thấy con đam mê nên cho theo tennis nhưng thấy thương nó lắm. Mỗi ngày Nam phải tập luyện vất vả và chịu thiệt thòi nhiều thứ, khi không có nhiều bạn bè lẫn có nhiều vui khác. Năm lên 10 tuổi, con đã phải xa gia đình và không có nhiều kỷ niệm tuổi thơ như những bạn bè khác…”.

Như một sự bù đắp xứng đáng cho những thua thiệt và hi sinh ấy, Hoàng Nam đã liên tục tạo nên những bước thăng tiến vượt bậc để giờ đây đã trở thành một ngôi sao hàng đầu của TTVN, khi lọt vào Top 500 ATP, gắn với nhiều kỳ tích mà nổi bật là chức vô địch đôi nam lịch sử tại giải Trẻ Wembledon 2015.

Hoàng Nam & “lò” đào tạo chuẩn quốc tế

Ngoài tố chất đặc biệt, quyết tâm của bản thân và gia đình, Hoàng Nam sẽ không thể có được thành quả như hiện tại nếu không bén duyên và được đào luyện ở một “lò” tỉnh lẻ song mang mô hình và chất lượng ngang chuẩn quốc tế: CLB tennis Becamex Bình Dương.

“Lò” B.Bình Dương đang có 20 tay vợt (19 VĐV nam và 1 VĐV nữ) các tuyến được dẫn dắt bởi 6 HLV có phân cấp rõ ràng, gồm 1 chuyên gia ngoại cầm chịch, 3 HLV chính cùng 2 HLV tập sự. Việc phát hiện, đào tạo VĐV nằm trong một quy trình chặt chẽ, bài bản theo một chương trình thống nhất. Theo ước tính, tổng mức B.Bình Dương đầu tư cho các tay vợt mỗi năm đều trên 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, kinh phí đào tạo ở trung tâm này là không giới hạn mà phụ thuộc vào khả năng, bước tiến của các VĐV.

Trường hợp của Lý Hoàng Nam là điển hình nhất. Trong năm 2014, nhà vô địch Wimbledon trẻ này đã được đầu tư với số tiền lên đến 4 tỷ đồng nhưng không hề nhận được sự đặc cách hay ưu tiên so với các VĐV khác. Khi Hoàng Nam thể hiện được khả năng để chơi ở các sân chơi lớn hơn thì mức đầu tư sẽ tăng theo kiểu đầu tư kế tiếp. Có nghĩa là, các tay vợt có tố chất, khả năng và khát vọng vươn cao sẽ không phải lo đến chuyện thiếu kinh phí đầu tư mà quyết định là phải chứng tỏ được mình.

Đáng nói hơn, “lò” đào tạo trong màu áo B.Bình Dương đang sở hữu một hệ thống cơ sở vật chất khiển các địa phương khác phải “lác mắt” với một tổ hợp công trình thể thao: Cụm 9  sân quần vợt trong nhà và mái che tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có 1 sân trung tâm có các khán đài; cụm hồ bơi tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ các phòng xông hơi, massage trị liệu, phục hồi thể lực; cụm sân bóng đá, bóng rổ, cầu lông...

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.