Cơ cấu số lượng tàu sân bay mới sẽ khiến Hải quân Mỹ yếu hơn?

Các chuyên gia Mỹ e ngại kế hoạch cắt giảm số lượng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân và thay thế bằng tàu sân bay hạng nhẹ sẽ làm giảm tiềm năng Hải quân Mỹ.
Giới chức quốc phòng Mỹ đang muốn tăng số lượng tàu sân bay hạng nhẹ; Nguồn: weaponews.com
Giới chức quốc phòng Mỹ đang muốn tăng số lượng tàu sân bay hạng nhẹ; Nguồn: weaponews.com

Kế hoạch tàu sân bay hạng nhẹ của Bộ Quốc phòng Mỹ

Tàu sân bay hạng nhẹ (Lightweight Aircraft Carrier, hay Light carriers) được hiểu khác nhau tùy theo quốc gia, nhưng tựu trung lại, đó là tàu sân bay nhỏ hơn các tàu sân bay tiêu chuẩn, thường có số lượng máy bay chỉ bằng một nửa đến hai phần ba so với một tàu sân bay cỡ lớn. Tàu sân bay hạng nhẹ tương tự như một tàu sân bay hộ tống ở hầu hết các tính năng, tuy nhiên, các tàu sân bay hạng nhẹ được thiết kế có tốc độ cao hơn để triển khai cùng với các tàu sân bay của hạm đội, trong khi các tàu sân bay hộ tống thường bảo vệ các đoàn vận tải và hỗ trợ đường không trong các chiến dịch đổ bộ.

Trong Thế chiến II, Hải quân Mỹ đã chế tạo một số tàu sân bay hạng nhẹ lớp Độc lập bằng cách hoán cải vỏ tàu tuần dương hạng nhẹ lớp Cleveland, là những tàu có boong hẹp, ngắn và thân tàu cao, mảnh mai. Chúng có đủ tốc độ để tham gia các hoạt động của hạm đội với các tàu sân bay lớn trong khi các tàu sân bay hộ tống thì không.

Cuối chiến tranh, lớp tiếp theo lớp Độc lập là lớp Saipan, đã được thiết kế. Hai tàu trong lớp này - Saipan và Wright - được hoàn thành sau khi chiến tranh kết thúc, sau đó, được chuyển đổi thành tàu chỉ huy và liên lạc.

Số lượng tàu sân bay lớn đang hoạt động Hải quân Mỹ hiện nay là 11 chiếc, là số lượng thấp nhất có thể để đảm bảo sự hiện diện liên tục ở cả 3 khu vực thế giới, với các nhiệm vụ chiến đấu, đào tạo, vận chuyển và bảo dưỡng cho các tàu chiến lớn nhất của Hải quân.

Ngày 6/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã trình bày kế hoạch “Lực lượng chiến đấu 2045” (“Battle force 2045”), gồm hơn 500 chiếc, với trọng tâm là tàu ngầm tấn công, tàu không người lái và tàu sân bay hạng nhẹ nhằm đối phó với các hành động quấy rối và gây bất ổn tcủa Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như kế hoạch hiện đại hóa lực lượng của Bắc Kinh trong 15 năm tới.

Cơ cấu số lượng tàu sân bay mới sẽ khiến Hải quân Mỹ yếu hơn? ảnh 1

Sứ mệnh tàu sân bay hạng nhẹ là giải phóng các siêu tàu sân bay cho các cuộc chiến quan trọng hơn; Nguồn: crewdaily.com

Bộ trưởng Esper cho biết đang cố gắng đạt mục tiêu tạo ra một hạm đội tương lai có khả năng sát thương cao hơn, khả năng sống sót, khả năng thích ứng, khả năng tạo ra sức mạnh và kiểm soát các tuyến đường biển cũng như khả năng mang lại hiệu quả cao ở khoảng cách xa.

Theo người đứng đầu Lầu Năm Góc, Mỹ sẽ cần từ 8-11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân để có thể tham gia một cuộc xung đột cường độ cao và tối đa 6 tàu sân bay hạng nhẹ để duy trì sự hiện diện toàn cầu.

Các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ vẫn là “biện pháp răn đe dễ thấy nhất”, nhưng hải quân cũng sẽ xem xét các phương án tàu sân bay hạng nhẹ hỗ trợ máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng để thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày và giải phóng các siêu tàu sân bay cho các cuộc chiến quan trọng hơn.

Do đâu kế hoạch bị chỉ trích?

Các chuyên gia Mỹ đã chia sẻ sự e ngại với kế hoạch của ông Esper về các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ làm giảm tiềm năng Hải quân Mỹ. Theo chuyên gia Loren Thompson của Forbes, đó là một "ý tưởng tồi", lập luận rằng nếu số lượng siêu tàu sân bay giảm xuống còn 8 hoặc 9 chiếc, Hải quân Mỹ chỉ có thể triển khai 2 tàu sân bay trong một ngày. 6 tàu sân bay hạng nhẹ sẽ không thể lấp bất kỳ khoảng trống nào do việc giảm số lượng tàu sân bay hạt nhân xuống 2 hoặc 3, tạo ra.

Mỹ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nhiều năm về những hạn chế của tàu sân bay hạng nhẹ. Các tàu sân bay hạng nhẹ có thể hiện diện, nhưng sẽ không có khả năng chiến đấu và chiến thắng một cuộc xung đột quy mô lớn.

Cơ cấu mới về số lượng tàu sân bay hạng nhẹ không đáp ứng được cả năm mục tiêu mà ông chủ Lầu Năm Góc hướng tới. Thứ nhất, các tàu sân bay bay hạng nhẹ kém khả năng cơ động hơn. Các tàu sân bay lớn lớp Nimitz và Ford có tốc độ tối đa 35 dặm/giờ, nhanh hơn 40% so với các tàu Mỹ khác có tốc độ tối đa 25 dặm/giờ. Siêu tàu sân bay có thể tác chiến trên nhiều đại dương, di chuyển đến 700 dặm/ngày, có năng lượng không giới hạn để lưu lại trên biển, trong khi tàu sân bay hạng nhẹ nhất thiết phải đi kèm với chuỗi tàu cung ứng nhiên liệu.

Thứ hai, các tàu sân bay hạng nhẹ kém khả năng hủy diệt hơn. Có thể được biên chế hơn một chục máy bay, tàu sân bay hạng nhẹ vẫn không thể so sánh với các tàu sân bay lớn chạy bằng năng lượng hạt nhân với khả năng chứa nhiều phi đội máy bay chiến đấu F/A-18 hoặc F-35, một phi đội máy bay tác chiến điện tử, một phi đội máy bay radar, và nhiều loại máy bay cánh quạt, thường trên 70 chiếc. Trong khi lực lượng đồn trú trên tàu sân bay lớn lớp Ford có thể thực hiện 270 lần xuất kích mỗi ngày trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, một tàu sân bay hạng nhẹ sẽ khó có thể duy trì được 1/5 số lượng đó.

Cơ cấu số lượng tàu sân bay mới sẽ khiến Hải quân Mỹ yếu hơn? ảnh 2

Với các nhược điểm cố hữu, tàu sân bay hạng nhẹ được cho sẽ không đáp ứng kỳ vọng của giới chức Mỹ; thedrive.com

Thứ ba, các tàu sân bay nhẹ kém linh hoạt hơn. Bởi vì sở hữu một lực lượng không quân lớn và đa dạng, một tàu sân bay lớn có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ đồng thời - cung cấp hỏa lực, kiểm soát vùng biển, phòng không hạm đội, gây nhiễu liên lạc của đối phương... Tàu sân bay hạng nhẹ sẽ thiếu máy bay và đường băng để thực hiện nhiều nhiệm vụ, trừ khi mỗi nhiệm vụ được tiến hành tuần tự thay vì đồng thời. Máy bay cánh quạt MV-22 của nó có thể được sửa đổi để có được khả năng gây nhiễu hoặc giám sát trên không, nhưng bản thân con tàu sẽ quá chật để thích ứng với những thách thức mới có thể phát sinh.

Thứ tư, các tàu sân bay hạng nhẹ có khả năng sống sót thấp hơn. Một lý do khiến tàu sân bay hạng nhẹ thiếu tiềm năng phát triển là nó chỉ cung cấp một lượng điện hạn chế nhất định, không thể so sánh với tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sống sót, vì không có đủ năng lượng cho các radar có độ phân giải cao hoặc vũ khí như laser. Số lượng máy bay của nó sẽ quá ít để có thể duy trì các cuộc tuần tra trên không của không gian xung quanh trong khi thực hiện các nhiệm vụ khác. Sẽ có ít hệ thống phòng thủ hơn, ít không gian hơn để lưu trữ đạn dược… và ít cơ hội hơn để khắc phục thiệt hại sàn đáp… khiến tàu sân bay hạng nhẹ dễ bị vô hiệu hóa bởi cuộc tấn công của kẻ thù.

Thứ năm, các tàu sân bay hạng nhẹ kém bền vững hơn. Không giống như các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân chỉ cần tiếp nhiên liệu một lần trong vòng đời phục vụ nhiều thập kỷ, các tàu sân bay hạng nhẹ chạy bằng động cơ tuabin khí có thể hiếm khi tách xa tàu tiếp liệu. Liệu các tàu chở dầu với khả năng tự vệ thấp có thể gặp gỡ các tàu sân bay hạng nhẹ một cách an toàn ở vùng biển thù địch hay không là một câu hỏi mở, cũng như vấn đề là tất cả nhiên liệu hóa thạch đó sẽ tốn bao nhiêu trong suốt vòng đời hoạt động của tàu sân bay hạng nhẹ. Năng lượng hạt nhân linh hoạt hơn và hiệu quả hơn, và tính chi phí tổng thể, có khả năng rẻ hơn giá dầu.

Một tàu sân bay lớp Nimitz triển khai thường mang theo đủ lương thực và vật tư cho 90 ngày, tạo ra đủ nước ngọt cần thiết bằng cách chưng cất nước biển. Điểm mấu chốt trong cung ứng hậu cần là đảm bảo đủ nhiên liệu hàng không để giữ cho các máy bay hoạt động, đó là lý do tại sao các tàu sân bay lớp Nimitz mới nhất có thể dự trữ gần 6.000 tấn nhiên liệu. Số lượng đó có thể không đủ cho một chiến dịch không quân cường độ cao, nhưng tốc độ cao và tầm hoạt động không giới hạn của tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ giảm bớt thách thức về việc bổ sung nhiên liệu trong vùng chiến sự, là ưu thế lớn trước tàu sân bay hạng nhẹ.

Mong muốn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về một hạm đội nguy hiểm hơn, có thể sống sót và thích nghi hơn là điều dễ hiểu, đặc biệt nếu chiến lược quốc phòng của Mỹ vẫn tập trung đối phó việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tuy nhiên, không giống như đề xuất tăng tốc độ sản xuất tàu ngầm, vẫn chưa rõ việc cắt giảm số lượng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân và thay thế bằng tàu sân bay hạng nhẹ, sẽ giải quyết các thách thức mà các nhà hoạch định quân sự Mỹ phải đối mặt trong tương lai như thế nào./.

Theo VOV
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?