Nhiều nguyên lý kinh doanh thay đổi
Đó là nhận định của ông Vũ Tú Thành, PGĐ khu vực Đông Nam Á Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho hơn 150 tập đoàn kinh tế có ảnh hưởng nhất nước Mỹ hiện nay). Theo ông Thành: “Khó có thể phủ nhận, cách mạng này đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội theo những cách chưa từng có trước đây”.
Ông phân tích, chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt tỉ phú và các tập đoàn công nghệ tỉ đô ra đời, điều mà các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây phải mất hàng thập kỷ mới làm được. Khoa học, công nghệ đã khiến nhiều nguyên lý kinh doanh thay đổi. Xu hướng vạn vận kết nối phát triển mạnh mẽ tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ.
Khả năng khai thác dữ liệu lớn từ khách hàng đã trở thành nguyên lý hoạt động của hàng loạt các đế chế kinh doanh mới như Google, Facebook, Amazon, Alibaba… Nguyên lý này cũng khiến các công ty công nghệ số có tuổi đời “già” hơn như IBM, Microsoft, Oracle, Intel, Qualcomm… hay các tập đoàn công nghiệp có truyền thống cả trăm năm như General Electric, Siemens chuyển hướng.
Bà Phạm Chi Lan |
Không còn tư duy kiểu “mua đứt bán đoạn”, giờ đây Apple bán cho chúng ta các sản phẩm điện tử rồi mượn đấy là nền tảng để bán thêm các ứng dụng và nội dung số.
Người trẻ, sinh viên... là những người có trọng trách và có khả năng tham gia vào sự phát triển của xã hội hiện nay... Khi xao nhãng việc học để tự nâng cấp mình lên, việc đóng góp sẽ không liên tục được”
Ngay cả những chiếc ô tô hay thang máy hiện nay cũng trở thành nền tảng để qua đó sản phẩm và dịch vụ được phân phối nhờ khả năng kết nối internet của chúng.
Tại Việt Nam, CMCN 4.0 đã và đang có những tác động ngày càng rõ nét đối với kinh tế - xã hội của Việt Nam. CMCN 4.0 mở ra những cơ hội song cũng đặt ra những thách thức.
Trong đó, tự động hóa sâu rộng, thay đổi mô hình kinh doanh, gây xáo trộn, chuyển dịch, thay thế lao động quy mô lớn, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với giáo dục, đào tạo nghề ở nhiều nước ASEAN. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính, khoảng 56% lực lượng lao động 5 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam (các nước còn lại là Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan) đứng trước nguy cơ bị thay thế bởi công nghệ mới trong 2 thập niên tới. Kinh doanh dựa trên công nghệ số như thương mại điện tử... đòi hỏi đổi mới tư duy, phương thức quản lý của chính phủ nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cạnh tranh lành mạnh.
Để thích ứng, chính phủ các nước ASEAN đã phát huy tính tự cường, tìm hướng đi và giải pháp mới: Singapore đưa ra sáng kiến quốc gia thông minh, Indonesia có chính sách phát triển vườn ươm công nghệ, Thái Lan có tầm nhìn Thái Lan 4.0...
“Chúng ta cần những cách tiếp cận mang tính đột phá hơn nữa nếu muốn khai thác được tiềm năng của các mô hình kinh doanh sáng tạo và rộng hơn là CMCN 4.0” – ông Vũ Tú Thành nhấn mạnh.
Theo ông Thành, trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, có một cách rất hay đã được một số tập đoàn lớn như Google, JP Morgan, General Electric… áp dụng.
Để đón đầu xu thế và giảm thiểu rủi ro, họ thành lập ra những đơn vị riêng tập trung nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh doanh với những ý tưởng điên rồ, cách mạng nhất. Những đơn vị này có ngân sách và quá trình ra quyết định độc lập không chịu sự chi phối, điều hành của mảng kinh doanh hiện hữu nào. Trên phương diện quản lý nhà nước, Chính phủ có thể thành lập một cơ quan chuyên trách độc lập tập trung vào hình dung lại công tác quản lý nhà nước trong bối cảnh I4.0, thậm chí tiếp cận theo cách “xây dựng lại từ đầu”.
Ngoài ra, quy trình hoạch định chính sách cũng cần phải ứng dụng những công nghệ mới trong xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, các mô hình kinh doanh mới nói trên và nhiều thành tựu khác. Có như thế thì quản lý nhà nước mới đóng vai trò thúc đẩy phát triển, chứ không phải là cản trở sự phát triển như đang xảy ra ở nhiều nước trong nhiều lĩnh vực.
“Phải luôn sẵn sàng cho những thay đổi”
Đó là quan điểm của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khi bàn về CMCN 4.0. Bà dẫn chứng, theo một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế thế giới, trong 5 năm (2015 - 2020), 35% kỹ năng đang cần trong xã hội sẽ thay đổi. Ví dụ như xã hội trước đây đòi hỏi các yếu tố như “chủ động lắng nghe” thì hiện tại lại cần “trí tuệ cảm xúc”.
Ông Vũ Tú Thành, PGĐ khu vực Đông Nam Á Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN |
Có thể hiểu nôm na là cần “trí tuệ” nhưng không phải là những “trí tuệ” lạnh lùng, khô khan, chỉ biết đến công nghệ, chỉ biết đến tiền mà phải biết những công nghệ, đồng tiền đó mang lại giá trị gì cho bản thân, cho xã hội, cho cộng đồng.
Chúng ta cần những cách tiếp cận mang tính đột phá hơn nữa nếu muốn khai thác được tiềm năng của các mô hình kinh doanh sáng tạo và rộng hơn là CMCN 4.0
Vì thế, theo bà Lan, trong thời đại công nghệ 4.0, những người trẻ - thế hệ làm chủ đất nước sau này cần phải “linh hoạt trên nền tảng hiểu biết”. Con người thời đại mới sẽ luôn bị đòi hỏi phải linh hoạt, phải luôn sẵn sàng cho những thay đổi. Nhưng linh hoạt dựa trên cơ sở của hiểu biết.
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), lao động đông đảo giá rẻ và tài nguyên phong phú không quyết định sự giàu có của quốc gia. Thay vào đó, những người có trí tuệ mới là lực lượng chính yếu.
Có thể dễ dàng so sánh, trong quá khứ, khi nghề nghiệp chưa ảnh hưởng nhiều do công nghệ và tự động hóa, các cá nhân có trình độ tri thức kỹ năng còn có thể có việc, tuy nhiên trong thời đại mới, khi CMCN 4.0 đang “bùng nổ”, chỉ có những người giỏi mới có thể trụ lại được. Mỗi người trở thành một khách hàng hoặc một công dân biết sử dụng công nghệ 4.0.
Giới trẻ phải thay đổi tư duy và chấp nhận học suốt đời, mất việc này thì học việc mới, làm việc khác và chấp nhận thay đổi môi trường, địa điểm làm việc.
Nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng đồng quan điểm với bà Lan, mấu chốt của CMCN 4.0 vẫn ở con người, trí tuệ, sự linh hoạt nắm bắt mọi cơ hội. Báo cáo về Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2018 mới đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã chỉ ra rằng, sự thiếu hụt kỹ năng lao động nổi lên như một rào cản đối với việc thu hút FDI và đối với hoạt động kinh doanh nói chung ở Việt Nam (khoảng 70 - 80% ứng viên cho các vị trí quản lý và kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu).
Sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ CMCN 4.0, với tâm điểm là việc hình thành các nhà máy thông minh, nhà máy số... đang là “luồng gió” buộc người trẻ - lực lượng lao động chính phải thay đổi theo thời cuộc, phải luôn sẵn sàng cho cái mới.
Nỗ lực làm việc theo lối truyền thống đã quan trọng, trụ vững và khẳng định mình trong thời CMCN 4.0 còn quan trọng gấp bội trong một nền kinh tế đầy biến động do công nghệ thay đổi nhanh, sâu sắc và rộng trong thời gian tới. Trong bối cảnh CMCN 4.0, lao động đông đảo giá rẻ và tài nguyên phong phú không quyết định sự giàu có của quốc gia. Thay vào đó, những người có trí tuệ mới là lực lượng chính yếu.