Trong khuôn khổ dự án, Coca-Cola hiện đang hợp tác với UNESCO thực hiện Vì một thế giới không rác thải với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng và hỗ trợ thanh niên cùng phát triển các ý tưởng sáng tạo trong thu thập, tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa (dẻo) và rắn. Bắt đầu triển khai tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và những khu vực xung quanh phố cổ Hội An (Huế), hiện dự án tiếp nối với Cuộc thi tái chế sáng tạo. Dựa trên kết quả, hai ý tưởng xuất sắc nhất sẽ được hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng để triển khai thực hiện.
Song song với chương trình do UNESCO triển khai, Coca-Cola còn phối hợp với Hội đồng Anh (British Council) thực hiện dự án “Nuôi dưỡng sự sáng tạo vì một thế giới không rác thải” với mục tiêu thúc đẩy hoạt động kinh doanh xã hội và sự tham gia của cộng đồng, nâng cao nhận thức của công chúng, tạo ra các sáng kiến và hành động cụ thể trong việc thu thập, tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa cũng như những loại rác thải rắn khác. Bước đầu, dự án đã được triển khai xung quanh khu vực Ekocenter tại Huế từ tháng 9/2018. Dự kiến, đến năm 2020, dự án sẽ mở rộng đến tất cả các trung tâm còn lại trên cả nước.
Cũng trong tuần trước, tại buổi lễ phát động “Phong trào chống rác thải nhựa” – Hưởng ứng chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2018, Coca-Cola và Bộ Tài Nguyên & Môi Trường cũng đã cùng nhau cam kết thực hiện phong trào nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần và túi Nilon khó phân hủy.
Theo đó, Coca-Cola và Bộ Tài Nguyên & Môi Trường cùng nhau thể hiện quyết tâm lớn và sự hợp tác bền chặt giữa các đối tác công – tư trong những nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho vấn đề môi trường và chất lượng sống của người dân.
Ngoài biên bản cam kết với bộ Tài nguyên & Môi trường và quan hệ đối tác với UNESCO, Hội đồng Anh, Coca-Cola vẫn đang trong quá trình hướng đến mục tiêu sử dụng nhựa tái chế để sản xuất 10% số lượng chai nước Dasani bắt đầu từ cuối năm 2018. Công ty hiện đang phối hợp cùng các đối tác gồm VCCI, Dow và Unilever phát động sáng kiến “Không xả thải ra thiên nhiên” (Zero Waster to Nature) với 4 mục tiêu: Giải quyết các vấn đề phát sinh từ chất thải nhựa; Xây dựng lộ trình để hình thành và thúc đẩy mô hình kinh doanh bền vững; Phát triển chuỗi giá trị theo định hướng kinh tế tuần hào cũng như kiến nghị chính sách để tạo điều kiện cho việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, hoạt động cốt lõi của sáng kiến này là phân loại rác tại nguồn.
Không dừng ở đó, Coca-Cola hiện đang hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Xanh (GreenHub) để thiết lập một Mạng lưới Hành động vì Rác thải Nhựa (Plastic Action Network) vững mạnh. Chương trình này được triển khai thực hiện thông qua các chiến lược Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế nhựa tại thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ Long.
Các hoạt động hợp tác mới mẻ này mở đường cho một chuỗi các hoạt động giáo dục và sáng tạo, các giải thưởng cũng như các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ có sự vào cuộc của các cơ quan chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy các hành động liên quan đến quản lý rác thải nhựa. Các hoạt động này cũng cho thấy cam kết của Coca‐Cola và các đối tác trong việc giải quyết các thách thức tại Viêt Nam trong việc tăng cường nhận thức của công chúng trong việc thu gom, phân loại và tái chế trong nền kinh tế tuần hoàn, hướng tới những thay đổi tích cực trong việc quản lý rác thải nhựa.