Nỗi sợ của cậu học trò 8 tuổi
Cậu bé Javis Leung King-chung chia sẻ nỗi ám ảnh của mình. “Ở trường, giáo viên của cháu nói rằng lớp chúng cháu quá nghịch ngợm nên mặc dù phải đến trường từ 8 giờ sáng nhưng chúng cháu phải học đến tận 7 giờ tối... Chúng cháu đã rất sốc và khi chúng cháu tỏ vẻ bất mãn, giáo viên sẽ bắt chúng cháu phải ở lại thêm 15 tiếng nữa để học thêm. Càng phản kháng, giáo viên càng tăng thêm thời gian. Cuối cùng, chúng cháu đã phải ở lại trường học liền 3 ngày. Cháu đã rất sợ hãi”.
Không chỉ có Javis, hàng ngàn học sinh Hồng Kông đang phải chịu áp lực học tập nặng nề này.
Một cuộc khảo sát với khoảng 1.300 học sinh tiểu học của Baptist Oi Kwan Social Service tại Hồng Kông vào năm 2017 cho thấy 21,7% học sinh bị căng thẳng kéo dài dưới áp lực bởi bài tập về nhà, áp lực bởi kỳ thi trung học và bởi thành tích học tập không đạt yêu cầu. Con số này đã tăng 5,5% so với năm 2016 và là tỉ lệ cao nhất trong vòng 3 năm trở lại.
Các nghiên cứu quốc tế cũng chỉ ra rằng học sinh Hồng Kông đang bị mất dần sự tự tin và niềm hứng thú với học tập, các nhà phê bình cho rằng đã đến lúc chính quyền phải xem xét lại chương giảng dạy trước khi quá muộn.
Javis đang theo học tại một trường công và cậu bé nói rằng mình ghét đi học vì việc học làm cho cậu bé căng thẳng tột độ. Cậu bé thường dậy lúc 7 giờ và đến trường lúc 8 giờ sáng. Bảy tiếng tiếp theo dành cho các giờ học, chỉ có 3 phút nghỉ giữa các giờ học và 30 phút ăn trưa. Sau đó, cậu lại tiếp tục dành 2 tiếng để làm khoảng 8-9 bài tập về nhà mỗi ngày, 12 bài tập vào thứ Sáu và hàng loạt bài tập thêm từ giáo viên.
Học sinh tiểu học chỉ có trung bình 30 đến 45 phút nghỉ trong một ngày đi học.”Điều đó thật nhàm chán, vô nghĩa và cháu cảm thấy không vui” - Javis nói. Cậu bé không có thời gian dành cho gia đình vào các ngày trong tuần, không giải trí, vui chơi…
Với tham vọng trở thành cầu thủ, Javis cũng phàn nàn về việc mình không có đủ thời gian luyện tập với môn thể thao yêu thích chỉ với 1 giờ học bóng đá mỗi thứ Bảy và 2 tiếng sau giờ học vào mỗi thứ Ba. Ước mơ khác của Javis là trở thành nhà thám hiểm hoặc nhà khoa học, nhưng việc học tập hiện tại đang khiến cậu bé chùn bước. “Trường học rất nhàm chán. chúng cháu chỉ đọc sách giáo khoa, lúc nào cũng có các bài kiểm tra và thi học kỳ và chúng cháu phải ghi nhớ mọi thứ”.
Một cuộc khảo sát gần đây đối với 1.042 phụ huynh của Hội phụ huynh Hồng Kông cho thấy, 60% phụ huynh nói rằng con cái của họ phải dành hơn 1 giờ cho bài tập về nhà, 25% cho biết con cái phải phải dành hơn 2 giờ cho bài tập. Một cuộc khảo sát khác gồm 518 phụ huynh của 116 trường tiểu học cho thấy 68% các trường chỉ cho học sinh nghỉ giải lao 30 phút mỗi ngày. Cả hai kết quả cuộc cuộc khảo sát đều dưới mức khuyến nghị của Văn phòng Giáo dục là 2 lần giải lao 20 phút và 1 giờ cho bữa trưa.
Mẹ của Javis - bà Lena Tsang Ling-ling nói rằng đôi khi cô muốn tâm sự với con mình về việc học tập hay tâm sự về cuộc sống… nhưng cả hai không có thời gian cho việc đó.
“Con tôi về nhà lúc 6 giờ tối, sau khi tắm và ăn uống thì đã là 8 giờ. Tôi phải cho chúng đi ngủ lúc 9 giờ để có đủ thời gian nghỉ ngơi” – bà Lena Tsang Ling-ling nói.
Cha mẹ của Javis bày tỏ quan điểm cuối tuần không nên có bài tập về nhà, bọn trẻ nên dành thời gian cho gia đình và học hoạt động vui chơi giải trí. “Đối với tôi, giáo dục là dạy trẻ về sự tự tin, trách nhiệm, trung thực và lịch sự. Thông thường, đây là những thứ cần phải được dạy ở nhà, nhưng chúng thường bị bỏ quên vì các con quá nhọc nhằn đi học” - bà Tsang nói.
Tsang còn bày tỏ sự lo lắng cho Daniel, em trai 5 tuổi của Javis: “Daniel theo học ở trường mẫu giáo mà Javis đã từng học. Ngày trước, ngôi trường được biết đến có nhiều hoạt động sôi nổi, vậy mà giờ đây con trai nhỏ của tôi phải đem bài tập về nhà làm, trong khi Javis học trước đó thì không”.
Rào cản với sự phát triển của trẻ
Loay hoay với tình trạng quá tải học tập, các nhà phê bình cho biết chất lượng giáo dục Hồng Kông còn đang cản trở trẻ em phát triển tiềm năng, sở thích cá nhân của chúng một cách hoàn thiện. Trong Tiến trình nghiên cứu đọc viết quốc tế (PIRLS) năm 2016, đánh giá mức độ đọc hiểu của học sinh tiểu học ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, Hồng Kông bị Nga và Singapore “vượt mặt”. Học sinh đến từ Hồng Kông thường đạt trung bình 568 điểm cho cả kỹ năng cao cấp và kỹ năng cấp thấp. Kỹ năng cấp thấp được cải thiện hơn 562 điểm, còn kỹ năng cao cấp bị tụt 578 điểm.
Tiến sĩ Elizabeth Loh Ka-yee, một trợ lý giáo sư tại Khoa Giáo dục của Đại học Hồng Kông cho biết, một phần kết quả liên quan đến phương pháp giảng dạy hiện tại của Hồng Kông. “Theo nghiên cứu của PIRLS, những gì giáo viên Hồng Kông làm nhiều nhất là yêu cầu trẻ tìm thông tin trong văn bản, 97% học sinh được giáo viên yêu cầu làm vậy hàng tuần. Làm như vậy sẽ tạo cho trẻ quen với các kỹ năng cấp thấp như tìm kiếm thông tin”- cô nói.
“Nhưng chỉ có 66% học sinh được giáo viên yêu cầu học và so sánh những gì chúng học với trải nghiệm thực tế, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 75% của quốc tế, mặc dù phương pháp này sẽ giúp học sinh trau dồi kỹ năng cao cấp”.
TS Loh cũng chỉ ra sự thiếu đa dạng trong việc dạy học, các trường học chủ yếu chỉ tập trung vào sách giáo khoa, 95% các trường sử dụng chúng hầu như hàng ngày. “Các nhà xuất bản sách giáo khoa phải thích ứng với thị trường, vì vậy họ thường nhắm vào tiêu chuẩn của nhóm học sinh trung lưu,” cô nói.
“Nếu bạn chỉ dựa vào sách giáo khoa, kết quả sẽ là tạo ra những sinh viên có khả năng trung bình, và bạn không thể truyền cảm hứng cho nhiều sinh viên năng khiếu hơn nữa để tiếp tục theo đuổi khả năng của mình.”
Loh nói thêm, hầu hết các sách giáo khoa không mô tả tình huống với tình huống khó xử để kích thích tư duy đa góc độ của học sinh.
“Trong một gia đình thông thường, cha mẹ đầu rất yêu thương nhau và bọn trẻ rất hiếu thảo. Điều đó sẽ không có gì nhiều để thảo luận. Thế nhưng trong cuộc sống thực tế, có rất nhiều tình huống khó xử và bạn cần đưa ra quyết định và bọn trẻ cần học được điều này”.
Tìm lại hứng thú học tập
Khối lượng công việc lớn của sinh viên và sự thiếu sự đa dạng trong dạy học đã trở thành những vấn đề quan trọng mà ngay cả người đứng đầu ngành Giáo dục Hồng Kông Kevin Yeung Yun-hung gần đây đã kêu gọi các trường học giảm gánh nặng bài tập về nhà trong dịp Tết Nguyên đán.
Yeung cũng cho biết, văn phòng của ông đã thảo luận với các trường học để cải thiện các chính sách bài tập về nhà, với trọng tâm là làm cho các bài tập đa dạng và thú vị hơn.
11 dân biểu Hồng Kông gần đây đã kêu gọi xem xét áp dụng giờ làm bài tập tối da cho học sinh tiều học, hạn chế bài tập về nhà được giao vào thứ Sáu chỉ bằng với bài tập về nhà của ngày thường.
Tsang và Javis nghĩ rằng học nửa ngày với các lớp học kết thúc vào khoảng 1 giờ chiều. Bởi từ năm 1993, Hồng Kông đã áp dụng chính sách học cả ngày đối với các trường tiểu học.
Phòng Giáo dục cũng cho biết sẽ cung cấp chính sách với các hoạt động học tập đa dạng hơn cho sinh viên, giảm bớt lịch học và tạo nhiều cơ hội giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Nhưng Javis và mẹ của cậu bé cho rằng việc học nửa ngày sẽ cho phép trẻ học tập thông qua các phương diện khác, chẳng hạn như tham quan bảo tàng, tham gia các lớp thể thao hoặc học tại nhà. Họ cũng bày tỏ hy vọng có nhiều hoạt động thực hành ở trường học hơn, chẳng hạn như học toán thông qua một lớp học nấu ăn, viết nhậy ký thể thao, đi du ngoạn hoặc thực hiện các thí nghiệm...
Để làm cho bài học trở nên thú vị hơn, tiến sĩ Loh đề xuất sử dụng phương pháp giáo dục truyền hình, chẳng hạn như việc học sinh và giáo viên đóng vai các nhân vật khác nhau trong văn học cổ điển Trung Quốc... Cô cho biết việc giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy này đã tăng khả năng học tiếng Trung của học sinh. Phụ huyh và các nhà giáo dục gần đây đã ép chính quyền loại bỏ các thử nghiệm trong giáo dục và cảnh báo các hành động leo thang nếu như nhu cầu của họ không được đáp ứng.
Mặc dù bà mẹ Tsang biết các con mình chịu áp lực và căng thẳng tột độ khi đến trường nhưng điều duy nhất cô có thể làm – như nhiều phụ huynh khác, là khuyến khích và động viên bọn trẻ cố gắng. Cô cho rằng vấn đề không phải là trường học mà là xã hội. “Tôi không thể nào nói với các con tôi là không cần học, vì trách nhiệm của tôi là dạy bảo chúng những điều đúng đắn, vấn đề ở đây là do hệ thống giáo dục, quá áp lực với lũ trẻ”.
Tôi không thể nào nói với các con tôi là không cần học, vì trách nhiệm của tôi là dạy bảo chúng những điều đúng đắn, vấn đề ở đây là do hệ thống giáo dục, quá áp lực với lũ trẻ.