Cuộc cách mạng bình quyền trong ngành điện ảnh Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trung Quốc có rất nhiều nữ đạo diễn tài năng, nhưng ít người trong số họ đạt được thành công về doanh thu phòng vé. Nhưng gần đầy, điều đó đã thay đổi sau hai bộ phim đình đám là “Hi, Mom” và “Sister”.
Cuộc cách mạng bình quyền trong ngành điện ảnh Trung Quốc

Đây là lần đầu tiên, hai trong số những bộ phim đạt doanh thu lớn nhất trong năm ở Trung Quốc không phải là những bộ phim ca tụng về lòng yêu nước hay những bộ phim hài về tình bạn. Đáng chú ý, những tác phẩm này cũng không có sự xuất hiện của các siêu anh hùng hay những màn hành động rượt đuổi được dàn dựng công phu.

Thay vào đó, hai bộ phim này khai thác sâu vào đề tài quen thuộc về những vấn đề mà hàng triệu phụ nữ Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt mỗi ngày, như cuộc đấu tranh bình quyền giữa nghĩa vụ đối với gia đình và khát vọng phát triển sự nghiệp, hay mối quan hệ phức tạp giữa mẹ và con gái.

“Hi, Mom” và “Sister” là hai bộ phim điển hình trong làn sóng phim do các đạo diễn nữ thực hiện, đang thách thức quan niệm làm phim thông thường của thị trường điện ảnh Trung Quốc.

Dù mỗi bộ phim này có nội dung riêng biệt, nhưng đều có chung thông điệp được truyền tải trong đó: xóa bỏ hình tượng các vai nữ phụ một chiều thường thấy trong các bộ phim Trung Quốc, như thiếu nữ thất tình, hay "bình hoa di động".

“Dòng phim mới dành cho phụ nữ hiện nay đang ngày càng tinh tế, hấp dẫn và hiện thực hơn”, Ying Zhu, một học giả về điện ảnh Trung Quốc, nhận định.

Bằng cách tập trung hơn vào những gì người phụ nữ thường trải qua, các bộ phim này đã gây được tiếng vang ở phòng vé nội địa, nơi nữ quyền dần trở thành xu hướng chủ đạo. Phụ nữ vẫn chưa đạt được những thành công như nam giới trong ngành làm phim, nhưng trong 3 năm qua, một số bộ phim của họ đã thành công ngoài mong đợi.

Dẫn đầu là “Hi, Mom”, một bộ phim hài hước nhưng cũng vô cùng cảm động của đạo diễn Jia Ling đã thu về 840 triệu USD doanh thu phòng vé nội địa, trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất ở Trung Quốc tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2021, và là bộ phim có doanh thu cao thứ hai từ trước đến nay.

Bộ phim được ra mắt vào tháng 2 vừa qua, trong đó chính nữ đạo diễn Jia Ling thủ vai một người phụ nữ có mẹ bị thương trong một vụ tai nạn. Nhân vật của Jia Ling đã du hành ngược thời gian và làm bạn với chính người mẹ của mình để cố gắng bù đắp tình cảm cho bà.

Thành công của bộ phim đã đưa Jia Ling, một diễn viên hài nổi tiếng và là đạo diễn đầu tiên trở thành nhà làm phim nữ có doanh số phòng vé cao nhất thế giới, vượt qua nữ đạo diễn Patty Jenkins của bộ phim “Wonder Woman”.

Cuộc cách mạng bình quyền trong ngành điện ảnh Trung Quốc ảnh 1

Một cảnh trong phim "Hi, Mom". Ảnh: Douban

Đối với nhiều khán giả, tình cảm mẹ con được khắc hoạ trong “Hi, Mom” đã khiến họ cảm động trước sự hy sinh của những bà mẹ. Một số khác thích hoài niệm về Trung Quốc của những năm 1980, với chiếc tivi đen trắng và dòng người đạp xe trên các con phố. Trên mạng xã hội, nhiều người dùng đã đăng tải bức ảnh mẹ của họ thời trẻ và kèm theo một hashtag được xem hơn 180 triệu lần.

April Li, một khán giả sống tại thành phố Côn Minh chia sẻ rằng cô đã khóc khi xem bộ phim này. Thậm chí mẹ Li sau khi xem phim đã phải về quê viếng mộ bà.

“Ban đầu, tất cả chúng tôi đều nghĩ đó sẽ là một bộ phim hài. Chúng tôi không nghĩ rằng bộ phim ấy lại cảm động đến vậy”, Li chia sẻ cảm nhận về bộ phim "Hi, mom".

Cũng nói về đề tài gia đình, bộ phim “Sister” do Yin Ruoxin đạo diễn và You Xiaoying viết kịch bản kể về một cô gái trẻ, sau khi cha mẹ đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông, phải đối mặt với sự lựa chọn vô cùng khó khăn: tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành bác sĩ, hay chăm lo cho người em trai 6 tuổi của cô.

“Sister” đã phơi bày những mặt tối trong tâm trí nhân vật, để khiến người xem suy ngẫm về những bất công, những kỳ vọng thường được áp đặt lên người phụ nữ rằng gia đình luôn là trên hết.

Ngoài ra, bộ phim cũng phản ảnh về hậu quả của “chính sách một con” tại Trung Quốc, bằng cách buộc nữ chính giả làm người khuyết tật để họ được phép đẻ thêm con trai.

“Tôi hy vọng rằng thông qua câu chuyện của nhân vật chính, nhiều cô gái sẽ nhận thức được rằng họ có quyền được tự do lựa chọn con đường sự nghiệp và cuộc sống cho riêng mình”, đạo diễn Yin nhấn mạnh thông điệp của bộ phim trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Tân Hoa xã.

Bộ phim “Sister” mang về hơn 133 triệu USD doanh thu, cũng như gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi giữa khán giả, về những gì họ sẽ làm nếu được quay trở lại khi còn một cô gái trẻ tuổi.

Cuộc cách mạng bình quyền trong ngành điện ảnh Trung Quốc ảnh 2

Một cảnh trong phim "Sister". Ảnh: Douban

Li Yinhe, một nhà xã hội học nổi tiếng, ca ngợi "Sister" khi đã chỉ ra được định kiến trọng nam khinh nữ, truyền thống mong có con trai nối dõi tông đường tại Trung Quốc.

"Đây là một bộ phim tuyệt vời, nó cảm động và vô cùng sâu sắc. Tác phẩm này được xây dựng bắt nguồn từ thực tế vốn đã tồn tại lâu nay, đồng thời phản ánh được những thay đổi về quan niệm trong xã hội của chúng ta", bà Yinhe nhận định.

Bất chấp những thành công gần đây mà hai bộ phim trên có được, ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc vẫn cần thêm nhiều thời gian để đạt được bình đẳng giới.

Dưới thời Mao Trạch Đông, các hãng phim dưới sự bảo trợ của nhà nước thường là bên kiểm soát quá trình làm phim. Khi đó, các đạo diễn nữ không hề thiếu công việc, nhưng sẽ có những hạn chế về những bộ phim họ có thể làm hay cách thực hiện chúng.

Sự mở cửa của ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc bắt đầu từ cuối những năm 1980 không mấy khởi sắc, vì các đạo diễn nữ ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội làm phim để kể về câu chuyện của họ. Theo đánh giá về dữ liệu phòng vé từ Maoyan – trang web bán vé xem phim của Trung Quốc, trong số 100 bộ phim nội địa có doanh thu cao nhất, chỉ có 7 bộ phim do đạo diễn nữ thực hiện.

Chính quyền Trung Quốc hiện cũng đang thắt chặt kiểm soát với những bộ phim đề cập đến các chủ đề gây tranh cãi như LGBTQI, các vấn đề về chính sách sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

Việc siết chặt kiểm duyệt đồng nghĩa rằng Trung Quốc đang dần "xa lánh" một số nhà làm phim nữ hàng đầu như Nanfu Wang – người thực hiện bộ phim tài liệu "One Child Nation", phản ánh những hậu quả từ các chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc, và nhà làm phim gốc Bắc Kinh Chloé Zhao – người đã xuất sắc giành giải Oscar vào hồi tháng 4 vừa qua với bộ phim "Nomadland".

Dù vậy, nhưng thành công lớn về mặt doanh thu của hai bộ phim “Hi, Mom” và “Sister” có thể sẽ tạo bước ngoặt trong cách nhìn nhận, xây dựng những tác phẩm điện ảnh lấy phụ nữ làm trung tâm của các đạo diễn, các nhà làm phim.

“Đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy khán giả đã chán ngấy những bộ phim phụ thuộc quá nhiều vào việc kích thích thị giác người xem, hay khiến cho khán giả cảm thấy bị quá tải về cảm quan”, Dong Wenjie, một nhà sản xuất phim tại Bắc Kinh, chỉ ra.

Năm ngoái, Wenjie cũng đã làm việc với một số nhà làm phim và diễn viên nữ nổi tiếng trong nước để thực hiện bộ phim “Hero” – kể về trải nghiệm của ba người phụ nữ bình thường trong xã hội Trung Quốc khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Li Shaohong - một trong những nữ đạo diễn nổi tiếng nhất tại Trung Quốc, cũng chính là một trong những người đầu tiên đưa “góc nhìn của phụ nữ” vào các tác phẩm điện ảnh. Trong bộ phim “Blush” (1995), Li Shaohong đã kể một câu chuyện về chiến dịch “cải tạo” gái mại dâm được chính phủ Trung Quốc thực hiện thông qua góc nhìn của hai người phụ nữ và một nữ dẫn chuyện.

“Tiếng nói và quan điểm của chúng tôi đã không thường xuyên được khai thác, thể hiện trong quá khứ. Và bây giờ là lúc chúng tôi có thể can đảm bày tỏ tiếng lòng mình", bà Li khẳng định.

Nữ diễn viên kiêm nhà làm phim Triệu Vy cũng lạc quan cho biết cô đã thành công trong việc gây quỹ nhằm thực hiện một loạt phim ngắn về vấn đề bạo lực gia đình, áp lực kết hôn của phụ nữ và các chủ đề khác, dù ban đầu có nhiều nhà đầu tư cho rằng các dự án này sẽ khó được cấp phép.

Loạt phim này dự kiến sẽ được phát hành trên nền tảng Tencent Video. Nhiều người trong số đó cho biết, những bộ phim này đã phản ánh chính xác, chân thực những áp lực mà họ gặp phải trong cuộc sống của chính mình.

Triệu Vy cho rằng các nhà làm phim nữ giờ đây sẽ có nhiều hơn những cơ hội để khám phá, khai thác toàn bộ những câu chuyện mà họ mong muốn, chẳng hạn như phim hành động, chiến tranh hay lịch sử - những thể loại phim thường được cho là thế mạnh của những đạo diễn nam.

“Các nhà làm phim nữ có thể nói về nhiều điều hơn trong các tác phẩm của mình, chứ không cần tập trung nói về phụ nữ. Tất cả những gì chúng ta cần là một người phụ nữ thành công để mở những cánh cửa đó", Triệu Vy nhấn mạnh.

Theo NY Times
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.