Cuộc đua thu mua điện sạch của các 'ông lớn'

Cuộc đua thu mua điện sạch của các 'ông lớn'

Cơn sốt điện “vàng”

“Biến ánh sáng mặt trời thành điện năng thật kỳ diệu. Ngành năng lượng tái tạo giờ đây giống như cơn sốt đào vàng vậy”, Harkrader, giám đốc công ty Carolina Solar Energy chia sẻ. Trang trại Hawtree Creek của nhà Harkrader tại bang North Carolina (Mỹ) có thể sản xuất tới 65 megawatt điện chỉ trong một buổi sáng, công suất tương đương với 10.000 máy phát điện.

Các tập đoàn công nghệ lớn như Amazon, Microsoft hay Google chính là những khách hàng tiềm năng luôn rình rập mua thứ “điện vàng” ấy, nhằm vận hành các trung tâm dữ liệu khổng lồ bằng năng lượng tái tạo, qua đó giảm lượng khí phát thải ra môi trường. Amazon đã thoả thuận mua lại toàn bộ sản lượng điện do Engie – công ty năng lượng khổng lồ của Pháp sản xuất trên trang trại mà đơn vị này thuê từ nhà Harkrader.

Những thỏa thuận như vậy được gọi là những hợp đồng mua bán điện (PPA) - động lực quan trọng trong quá trình chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch tại Mỹ. PPA liên kết các nhà phát triển dự án như Harkraders, các bên khai thác năng lượng như Engie, hệ thống lưới điện với các công ty lớn “khao khát” năng lượng từ các nguồn tái tạo.

Đây là một dấu hiệu cho thấy điện gió và điện mặt trời vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian tới. Sự phát triển bùng nổ của năng lượng tái tạo sẽ là xung lực quan trọng giúp cho những nỗ lực rộng giảm lượng khí thải carbon, cũng như hạn chế sự nóng lên của bầu khí quyển đạt được những tín hiệu tích cực.

“Nếu chỉ xây dựng, khai thác điện rồi đem đi bán, thị trường điện sạch từ nguồn năng lượng tái tạo sẽ không thể có được bước đột phá. Sự tham gia của những tập đoàn lớn như Amazon, hay Microsoft, Walmart, Target,… mới chính là chất xúc tác giúp thị trường này bùng nổ”, Harkrader nhận định.

Amazon đã tận dụng hệ sinh thái PPA, thực hiện nhiều thương vụ thu mua điện gió và điện mặt trời gió lớn nhất từ trước đến nay, đạt mức 15,7 gigawatt trong vòng 3 năm qua. Gã khổng lồ Amazon không phải là khách hàng đầu tiên mua năng lượng tái tạo, nhưng lại chính là bên mua nhiều nhất xét trên quy mô toàn cầu.

Cuộc đua thu mua điện sạch của các 'ông lớn' ảnh 1

Theo các kế hoạch Amazon đã công bố, trong thời gian tới, tập đoàn này sẽ tiếp tục thu mua năng lượng tái tạo, đạt mức tương đương với tổng sản lượng điện của 250 trang trại Hawtree Creeks. Đây là một phần trong chiến lược tổng thể của Amazon nhằm đạt mức “phát thải carbon bằng 0” vào năm 2040 ở tất cả các hoạt động của tập đoàn, bao gồm cả vận tải và sản xuất, sớm hơn 10 năm so với thời hạn đã đề ra trong thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, kể từ khi công bố mục tiêu trên vào năm 2019, lượng khí phát thải ra môi trường của Amazon đã tăng 40%. Đối với một công ty có quy mô lớn như Amazon, mục tiêu loại bỏ khí thải là một thách thức xuyên suốt hoạt động kinh doanh, vận hành. “Với chúng tôi, con đường để đạt được những mục tiêu về môi trường còn rất dài và vô cùng chông gai”, bà Kara Hurst, người phụ trách chương trình phát triển bền vững của Amazon, thừa nhận.

Dù vậy nhưng Amazon đã rất tích cực trong việc chuyển đổi sử dụng điện sạch, thay thế gần như tất cả nguồn năng lượng không thân thiện với môi trường trong quá trình hoạt động. Công ty công nghệ này đã chủ động đi đầu trong việc thu mua năng lượng tái tạo so với các doanh nghiệp khác. Tính riêng trong năm 2022, tổng giá trị sản lượng điện sạch Amazon thu mua cao hơn gấp hai lần so với Microsoft – đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực công nghệ.

“Năng lượng tái tạo là giải pháp khả thi ngay thời điểm hiện tại để Amazon có thể đẩy nhanh tiến trình khử cacbon một cách toàn diện”, Charlie Daitch, người đứng đầu bộ phận triển khai PPA của Amazon, chỉ rõ.

“Đường đua” khắc nghiệt

So với các đối thủ cạnh tranh, Amazon dường như là một gã khổng lổ “chậm chân”. Năm 2008, Walmart đã công bố bản thoả thuận PPA có quy mô lớn đầu tiên tại Mỹ, khi phát triển một trang trại điện gió có công suất 153 megawatt ở bang Texas.

Đến năm 2011, Facebook (nay là Meta) thông báo rằng “năng lượng sạch và năng lượng tái tạo” sẽ là ưu tiên mới mà tập đoàn này thay đổi, dù trước đó không lâu từng phủ nhận trách nhiệm về vấn đề năng lượng, môi trường và khí thải. “Không tồn tại thứ gọi là trung tâm dữ liệu chạy bằng nhiên liệu than đá. Mọi trung tâm dữ liệu đều sử dụng điện từ hệ thống lưới điện. Trách nhiệm thuộc về các đơn vị cung cấp nguồn năng lượng không thân thiện với môi trường”, Facebook đưa ra tuyên bố hồi tháng 3/2010.

Trong vài năm sau đó, hàng loạt các “ông lớn” công nghệ khác cũng đưa ra thông điệp tương tự, nhưng mọi thứ dường như chỉ là khẩu hiệu mà không được triển khai một cách hiệu quả. Việc lắp đặt các tua-bin gió trong bãi đậu xe, hay những tấm pin mặt trời trên mái nhà sẽ không bao giờ là đủ, bởi mỗi một trung tâm dữ liệu tiêu thụ lên đến hàng trăm megawatt điện.

Cuộc đua thu mua điện sạch của các 'ông lớn' ảnh 2

Đi ngược lại với số đông, Amazon có cách tiếp cận khác khi tận dụng triệt để PPA và tích cực thu mua năng lượng tái tạo. “Các hợp đồng mua bán điện dài hạn và có quy mô lớn vẫn là giải pháp hữu hiệu, đặc biệt là cho các công ty công nghệ lớn, nhằm đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo”, ông Erin Decker, chuyên gia hàng đầu về năng lượng sạch tại Schneider Electric, chỉ rõ.

“Khi xây dựng chiến lược phát triển bền vững, ứng dụng năng lượng tái tạo, chúng tôi muốn xây dựng lòng tin với khách hàng. Điều mà Amazon hướng đến không phải ‘quảng cáo xanh’ hay ‘tiếp thị xanh nhằm che mắt dư luận. Amazon càng không muốn theo đuổi những khoản đầu tư không thực sự đem lại hiệu quả như mục tiêu đã đề ra”, Nat Sahlstrom, Trưởng bộ phận năng lượng toàn cầu của Amazon, nhấn mạnh.

Hầu hết các đối thủ cạnh tranh của Amazon giờ đây đều hứng thú với các hợp đồng thu mua năng lượng tái tạo. Meta đã sở hữu hợp đồng với 7,5 gigawatt năng lượng tái tạo, còn Google thu mua được hơn 7 gigawatt điện sạch. Trong năm 2018, Apple cũng đã chuyển đổi sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho các hoạt động của hãng này, với 87% lượng điện sạch đến từ các thoả thuận PPA. Microsoft, đối thủ cạnh tranh hàng đầu với Amazon trong hoạt động thu mua năng lượng tái tạo, cũng có gần 8 gigawatt điện sạch, trong đó 5,8 gigawatt được mua vào năm 2021.

Ngoài các công ty, tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ, rất nhiều những doanh nghiệp khác cũng đã tham gia vào “đường đua” thu mua năng lượng tái tạo. “Không chỉ các công ty công nghệ lớn tham gia vào thị trường này. Vô số các tập đoàn lớn sẵn sàng chi tiền ra mua năng lượng tái tạo”, ông Tyler Espinoza, chuyên gia tại công ty tư vấn về hành động khí hậu 3Degrees, nhận định. Vào năm 2021, hãng dược phẩm Pfizer đã công bố bản hợp đồng mua 310 megawatt điện gió trong vòng 15 năm, nhằm đáp ứng được năng lượng cho 100% hoạt động tại khu vực Bắc Mỹ. Hãng sản xuất ô tô Ford cũng đã đạt thỏa thuận mua 650 megawatt điện mặt trời vào tháng 8/2022.

Thế nhưng, Amazon vẫn là bên mua mạnh tay hơn cả. Amazon ban đầu đặt mục tiêu đến năm 2030 sử dụng 100% năng lượng tái tạo, nhưng ngay từ thời điểm đầu đại dịch COVID–19, tập đoàn này đã đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. Charlie Daitch, người đứng đầu bộ phận triển khai PPA của Amazon, và các đồng sự không coi đại dịch là hòn đá tảng ngáng trở, mà xem đây là một cơ hội để vượt lên trong cuộc đua thu mua năng lượng tái tạo.

Vào cuối năm 2021, Amazon đã công bố một thương vụ bom tấn với 18 dự án mới trên khắp thế giới. Với thương vụ này, Amazon đã trở thành bên mua lớn nhất thế giới ở thị trường năng lượng tái tạo khi sở hữu đến 12 gigawatt điện sạch. Trong những năm sau đó, Amazon vẫn thực hiện nhiều thoả thuận mua năng lượng tái tạo, và triển khai nhiều dự án khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới. Tính đến tháng 1/2023, gã khổng lồ Amazon đã sở hữu hơn 20 gigawatt năng lượng sạch.

Nhưng sau tất cả, thu mua năng lượng tái tạo chắc chắn không phải một cuộc đua vô nghĩa của những “ông lớn lắm tiền nhiều của”. “Để lý giải tại sao các công ty chi mạnh tay thu mua năng lượng tái tạo rất đơn giản. Tất cả những hành động ấy đều vì cùng một mục đích - ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là lý do duy nhất mà các công ty tự nguyện mua năng lượng tái tạo và đặt ra mục tiêu không phát thải carbon”, bà Miranda Ballentine, Giám đốc điều hành Hiệp hội các bên thu mua năng lượng sạch chỉ rõ.

Mục tiêu lớn nhất của hoạt động thu mua năng lượng sạch là tạo ra được những tác động đáng kể, qua đó hạn chế được lượng khí phát thải ra môi trường ở mức đủ để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, với tốc độ phát triển của các công ty, tập đoàn trong thập kỷ vừa qua, con đường để đạt “mức phát thải ròng bằng 0” vào năm 2050 “dù rất hẹp những vẫn cho thể đi qua”, nếu hoạt động thu mua năng lượng tái tạo có thể mang lại những hiệu quả, chuyển biến tích cực.

Theo TIME
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
(Ngày Nay) - Ông Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) thế chấp giấy tờ nhà vay hai khoản tổng cộng 4,475 tỷ đồng tại Ngân hàng Quốc tế VIB. Nhiều lần nhận thấy bất thường trong cách thu nợ tự động nên ông đề nghị cung cấp sổ sách chi tiết tín dụng để đối chiếu và tất toán nhận lại sổ đỏ nhưng không được đáp ứng dẫn đến nợ xấu và phát sinh nhiều vấn đề.