Đại dịch khiến nhiều trẻ em Indonesia tử vong

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đại dịch COVID-19 đang là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ tử vong ở trẻ em tại các quốc gia đang phát triển gia tăng nhanh chóng. Tại Indonesia, trẻ em đặc biệt rất dễ bị tổn thưởng bởi các tác nhân khác bên cạnh dịch bệnh.
Vợ chồng Debiyantoro cùng di ảnh cô con gái Kimi 22 tháng tuổi qua đời vì COVID-19. Ảnh: NY Times
Vợ chồng Debiyantoro cùng di ảnh cô con gái Kimi 22 tháng tuổi qua đời vì COVID-19. Ảnh: NY Times

Debiyantoro, một nhân viên sửa chữa tại khách sạn, từng bị mất vị giác, thế nhưng người đàn ông này nhanh chóng phủ nhận lo lắng của mình và không đi xét nghiệm. Với những lao động phổ thông như Debiyantoro, mắc bệnh đồng nghĩa với thất nghiệp.

Hiện tại, Debiyantoro đang phải sống trong ân hận, nếu lúc đó anh quyết định đi xét nghiệm và cách ly, có lẽ cô con gái 22 tuổi Kimi Pramudita của anh không qua đời.

Cả 10 người trong gia đình Debiyantoro đều có triệu chứng COVID-19, nhưng không một ai dám xét nghiệm. Mãi cho đến khi Kimi được đưa đi khám sức khoẻ định kì vì căn bệnh u mạch máu, các bác sĩ mới phát hiện cô bé mắc COVID-19 và phải nhập viện ngay lập tức. Sang ngày hôm sau, cô bé đã tử vong.

“Mặc dù nghi ngờ bản thân đã mắc COVID–19, nhưng tôi sợ mình sẽ bị mất việc, đồng nghĩa với việc gia đình tôi sẽ chết đói", Debiyantoro bật khóc. "Nhưng bây giờ, tôi chỉ cảm thấy hối hận vì đã gây ra cái chết cho con mình".

Chính sự nghèo đói, thiếu hiểu biết và sợ hãi đã tạo nên bị kịch cho gia đình Debiyantoro.

Trên khắp Indonesia, số lượng trẻ em trở thành nạn nhân của đại dịch đang ở ngưỡng đáng báo động, đặc biệt là khi biến thể Delta lây lan khắp cả nước.

Tiến sĩ Aman Bhakti Pulungan, người đứng đầu Hiệp hội Nhi khoa Indonesia, cho biết đại dịch đã giết chết ít nhất 1.245 trẻ em, đặc biệt tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi đang có dấu hiệu tăng vọt trong thời gian gần đây.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em ở các nước đang phát triển là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị tử vong, nhưng yếu tố chính được xác định là nghèo đói.

Các quốc gia phát triển luôn quan niệm trẻ em rất hiếm khi là nạn nhân của dịch bệnh. Và trên thực tế, theo số liệu thống kê cho thấy tại Mỹ cũng như Châu Âu, cứ 1.500 ca tử vong do COVID-19 thì chỉ có 1 trường hợp dưới 18 tuổi.

Nhưng con số ở các nước đang phát triển hơn lại cho thấy một diễn biến hoàn toàn trái ngược. Các số liệu ở Indonesia cho thấy cứ 88 ca tử vong được ghi công bố chính thức thì có 1 ca là trẻ em.

Điều đáng lo ngại đó là đây chưa phải là số liệu chính xác tuyệt đối, bởi việc tiến hành xét nghiệm trên diện rộng còn gặp nhiều hạn chế, do đó có thể nhiều ca tử vong do COVID-19 ở Indonesia vẫn chưa được thống kê.

Đại dịch khiến nhiều trẻ em Indonesia tử vong ảnh 1

Bé trai 7 tuổi Grandis Raya Akbar bị cách ly tại nhà sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19. Ảnh: NY Times

Số ca tử vong ở trẻ em do COVID-19 đã vượt quá 2.000 trường hợp ở Brazil, và 1.500 trường hợp ở Ấn Độ, nhiều hơn đáng kể so với số liệu được ghi nhận ở Indonesia, thế nhưng hai quốc gia kể trên cũng có tổng số ca tử vong vì dịch bệnh cao gấp nhiều lần.

Những phân tích chi tiết của các chuyên gia Indonesia chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố gây ra cái chết ở trẻ em như: các vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn khiến triệu chứng bệnh COVID-19 trở nặng, tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, các gia đình đa thế hệ sống trong những khu nhà ở chật chội, thiếu dinh dưỡng, thiếu khả năng tiếp cận thông tin.

“Bất bình đẳng về kinh tế – xã hội là một yếu tố rất quan trọng, tác động trực tiếp đến tỷ lệ tử vong do dịch bệnh”, Tiến sĩ Marisa Dolhnikoff, nhà nghiên cứu về các bệnh lý tại Trường Y khoa thuộc Đại học São Paulo (Brazil), nhấn mạnh.

Trẻ em phải sống trong cảnh nghèo đói thường có xu hướng mắc nhiều bệnh nền hơn như béo phì, tiểu đường, bệnh tim và suy dinh dưỡng, điều này gián tiếp làm cho chúng có nguy cơ tử vong cao nếu mắc COVID-19.

Ngoài ra, trẻ em sống tại những vùng kém phát triển cũng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như lao hay hen suyễn, tình trạng ô nhiễm không khí khiến phổi của chúng dễ bị tổn thương hơn, vì vậy những đứa trẻ này sẽ khó có thể chống chọi được nếu như bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tại Indonesia, gần 6% số trẻ em tử vong do COVID-19 được ghi nhận đã từng mắc bệnh lao trước đó. Theo công bố từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khu vực Đông Nam Á là nơi có tỷ lệ người dân mắc bệnh lao cao nhất trên thế giới, chiếm đến 44% tổng số ca bệnh trên toàn cầu được ghi nhận vào năm 2019.

Nhiều quốc gia tại khu vực Đông Nam Á cũng là những nước có tỷ lệ mắc bệnh tan máu bẩm sinh - một chứng rối loạn di truyền làm chậm khả năng tuần hoàn oxy trong máu, cao nhất trên thế giới, khiến nhiều bệnh nhi tử vong.

Raesa Maharani, 17 tuổi, đã phải chiến đấu với căn bệnh tan máu bẩm sinh từ khi còn nhỏ, thường xuyên được điều trị bằng cách truyền máu, nhưng sau khi biết mình mắc COVID-19 và phải nhập viện hồi tháng trước, cô gần như mất hy vọng sống.

Nhiều lần, Raesa đã tự mình kéo mặt nạ dưỡng khí và rút kim truyền dịch để mong được giải thoát, khiến các y tá buộc phải trói tay cô lại. Không lau đó, Raesa đã qua đời.

Tại một số vùng miền, các quan niệm tôn giáo cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng lây nhiễm bệnh ở trẻ em tăng mạnh.

Miền Trung đảo Java là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19. Tại đây các gia đình Hồi giáo thường tổ chức Aqiqah – lễ hiến tế động vật để chào đón một đứa trẻ sơ sinh.

Tiến sĩ Agustinawati Ulfah, bác sĩ nhi khoa ở thị trấn Purwodadi, cho biết những cuộc tụ tập như vậy đã khiến số ca nhiễm mới ở trẻ sơ sinh tăng mạnh kể từ cuối tháng 5.

“Trong nghi lễ này, các gia đình sẽ chia sẻ niềm vui với đứa trẻ mới sinh bằng cách bế và hôn hít. Họ thậm chí còn tháo khẩu trang để làm điều đó”, Tiến sĩ Ulfah cho biết.

Chính phủ Indonesia đã nhờ cậy đến sự hỗ trợ từ phía các giáo sĩ, linh mục và nữ hộ sinh để tuyên truyền cho các cộng đồng, nhưng những phong tục lâu đời trong xã hội Indonesia rất khó có thể thay đổi được trong một thời gian ngắn.

“Vì đó là truyền thống, nên mọi người dường như không nhận thức được rằng các quy định về an toàn phòng dịch, bảo vệ sức khỏe luôn cần phải được tuân thủ, dù chính phủ đã lặp đi lặp lại thông điệp này”, Tiến sĩ Novianne Chasny, Giám đốc chương trình Central Java của tổ chức phi lợi nhuận Project Hope cho biết.

Theo NY Times
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.