'Đại gia công nghệ' Trung Quốc chuyển hướng đầu tư chuỗi cà phê

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tencent và ByteDance – hai công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, đã đầu tư vào các chuỗi cà phê bán lẻ tại nước này. Hai gã công nghệ khổng lồ này khẳng định rằng các sản phẩm công nghệ và những cửa hàng cà phê của họ sẽ có thể cùng tồn tại và phát triển, kết hợp với nhau như “cà phê và kem”.
'Đại gia công nghệ' Trung Quốc chuyển hướng đầu tư chuỗi cà phê

Bất chấp vụ bê bối của chuỗi cà phê Luckin hồi năm ngoái, các chuỗi cà phê bán lẻ mới phát triển tại Trung Quốc đang thu hút được nguồn vốn đầu tư của nhiều công ty công nghệ lớn trong nước, dường như họ cảm nhận được khoản lợi nhuận béo bở, tiềm năng của ngành này.

Thị trường cà phê chuỗi tại quốc gia đông dân nhất thế giới dự kiến ​​sẽ còn tiếp tục mở rộng, và đạt mức tăng trưởng ở mốc hai con số. Một trong những chuỗi cà phê ghi nhận mức tăng trưởng mạnh chính là thương hiệu Manner Coffee – chuỗi cà phê được hỗ trợ bởi ByteDance, nổi tiếng với việc hạt cà phê tự rang và không gian cửa hàng được thiết kế đẹp mắt.

"Cà phê tại đây rất ngon và tôi thích thiết kế đơn giản của quán", Chen, một nữ khách hàng ưa chuộng Manner Coffee, cho biết. Cô cũng cho biết thêm rằng Starbucks từng là điểm đến quen thuộc của bản thân, nhưng gần đây cô lựa chọn Manner Coffee vì "giá thành có phần rẻ hơn”.

Manner Coffee, được thành lập vào năm 2015, cung cấp các dịch vụ có mức giá cạnh tranh đáng kể so với thương hiệu Starbucks. Giá cho mỗi ly cà phê tại Manner chỉ vào khoảng từ 1,55 USD – 3,10 USD, trong khi con số đó ở Starbucks là từ 3,10 USD – 6,19 USD.

Sự nổi lên của Manner Coffee đã thu hút được những khoản đầu tư của các ông lớn như Meituan – ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu tại Trung Quốc vào hồi tháng 5, và trong tháng này, ByteDance cũng đã rút thêm vốn đầu tư vào chuỗi này.

Tim Hortons, chuỗi cửa hàng cà phê và bánh của Canada, cũng phát triển mạnh ở Trung Quốc. Kể từ khi mở cửa hàng đầu tiên vào năm 2019, nó đã mở rộng thị trường và khai trương được khoảng 200 địa điểm mới. Tập đoàn Tencent đã hai lần rót vốn vào Tim Horton tại Trung Quốc, lần đầu vào tháng 5/2020 và lần thứ là vào tháng 2/2021.

Các chuỗi cà phê mới nổi sẽ sử dụng nguồn vốn kêu gọi được để đẩy nhanh chiến lược tăng trưởng chiếm lĩnh thị phần của họ. Theo báo chí Trung Quốc, Tim Hortons có kế hoạch mở thêm 200 cửa hàng trong năm nay. Dưới sự hợp tác cùng Tencent, Tim Hortons mong muốn xây dựng một đế chế với 1.500 cửa hàng trong vòng vài năm tới.

Trong khi đó, dù chỉ sở hữu hơn 130 cửa hàng, nhưng công ty phân tích ITJuzi có trụ sở tại Bắc Kinh đã định giá Manner Coffee ở mức 2,5 tỷ USD.

Các công ty, tập đoàn công nghệ của Trung Quốc đang "săn lùng" các chuỗi cà phê tiềm năng bởi cho rằng ngành này có dư địa tăng trưởng lớn. Theo Viện Nghiên cứu Công nghiệp Qianzhan, thị trường chuỗi cà phê bán lẻ sẽ đạt mức 120 tỷ nhân dân tệ (khoảng 18,5 tỷ USD) vào năm 2023, so với mức 90 tỷ nhân dân tệ (khoảng 13,9 tỷ USD) vào năm 2020. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường của ngành này sẽ mở rộng trung bình hơn 15%/năm tính từ năm 2018 .

Những gã khổng lồ công nghệ nhận định rằng việc đầu tư vào các thương hiệu cà phê mới nổi cũng sẽ giúp hoạt động kinh doanh chính của họ được hưởng lợi. Qua khảo sát các chuỗi cà phê được giới trẻ thường xuyên lui tới, các hãng công nghệ nhận thấy cơ hội sử dụng các địa điểm này để quảng bá dịch vụ của họ, chẳng hạn như các trò chơi điện tử hay các ứng dụng sản video. Việc gia tăng tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ giúp các hãng này dễ dàng thâm nhập, xâm chiếm thị trường.

Điển hình, Tencent – một nhà phát triển game tên tuổi, đã hợp tác cùng với Tim Hortons mở các cửa hàng cà phê thể thao điện tử. Trong khi đó, ByteDance dự kiến ​​sẽ hợp tác với Manner Coffee bằng cách quảng bá sản phẩm trên nền tẳng mạng xã hội Douyin – phiên bản ứng dụng TikTok tại Trung Quốc.

Vào năm 2018, tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử Alibaba Group Holding cũng đã bắt tay với thương hiệu Starbucks. Theo thỏa thuận, ứng dụng giao đồ ăn Ele.me thuộc Alibaba sẽ phối hợp Starbucks giao đồ cho khách hàng. Hai bên đã hợp tác thành công trong việc ứng dụng thương mại điện tử.

Văn hóa cà phê tại Trung Quốc bắt nguồn kể từ khi Starbucks lần đầu tiên xâm nhập vào thị trường này hồi năm 1999. Sau đó, một loạt các thương hiệu khác như Pacific Coffee hay Costa Coffee – chuỗi cà phê của Anh thuộc tập đoàn Coca-Cola, cũng đã gia nhập thị trường tỷ dân này.

Nhưng trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh cũng như bức tranh tài chính của Starbucks đang trở nên khá mờ nhạt, dù số lượng cửa hàng đã tăng vọt. Thương hiệu Luckin Coffee đã từng vượt qua Starbucks về số lượng cửa hàng phân phối trước khi phải đóng cửa hầu hết các cơ sở này do bê bối trong vấn đề tài chính.

Chuỗi cà phê Luckin hiện đang tự tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của mình sau khi nhận được khoản hỗ trợ đầu tư từ các công ty cổ phần tư nhân. Bất chấp việc uy tín có phần bị lung lay, Luckin hiện vẫn là chuỗi cà phê lớn thứ hai tại Trung Quốc, xếp sau Starbucks. Với sự tham gia của các ông lớn trong lĩnh vực công nghệ, thị trường cà phê tại quốc gia đông dân nhất thế giới được dự báo sẽ còn có những thay đổi lớn trong tương lai.

Theo Nikkei Asia
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.