Đằng sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Đằng sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ảnh 1
Đằng sau cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một ván bài lớn mà nhà lãnh đạo hai nước đặt cược cả sinh mạng chính trị của mình.

_______________

Dù Mỹ và Trung Quốc đã tuyên bố “ngừng bắn” trong 90 ngày để xúc tiến các cuộc đàm phán về vấn đề thương mại, song giới quan sát nhận định rằng cuộc chiến này chưa thể sớm đi đến hồi kết. Đơn giản là vì đây không chỉ là cuộc chiến để giải quyết những bất đồng giữa hai bên xung quanh vấn đề thương mại, mà ẩn sau đó là cuộc đấu tranh giành lấy vai trò định hình trật tự thế giới mới trong tương lai.

Trong cuộc chiến giành quyền sắp xếp lại thế giới, cả hai cường quốc đều đang tận dụng mọi mặt trận - kinh tế, ngoại giao, văn hóa, và thậm chí của quân sự. Bên cạnh đó, có hai yếu tố quan trọng cũng đang quyết định cục diện của cuộc chiến này, đó là tính cách và năng lực lãnh đạo của những người đứng đầu hai quốc gia: Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Mỹ đang đặt ra một số mục tiêu đòi hỏi Trung Quốc phải nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại này. Trong đó có những yêu cầu về việc Trung Quốc phải ngừng trợ giá cho các công ty nhà nước, chấm dứt việc thao túng giá trị đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu và chiếm đoạt các bí mật công nghệ của Mỹ thông qua hoạt động gián điệp, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cưỡng ép chuyển giao công nghệ. Nếu Trung Quốc chấp nhận những điều kiện nói trên, nước này sẽ phải cải cách mô hình kinh tế cũng như các thông lệ thương mại quốc tế hiện tại của mình.

Đằng sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ảnh 2

Cụ thể, nếu Trung Quốc thay đổi mô hình kinh tế hiện có, nước này sẽ phải phá vỡ mối quan hệ cơ hữu giữa chính phủ và các doanh nghiệp - điều mà Mỹ coi là nguồn gốc sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Đây sẽ là một phép thử lớn đối với giới lãnh đạo của Trung Quốc. Hoặc ngược lại, nước này cũng có thể phản kháng hơn nữa trước áp lực từ Mỹ, trong khi vẫn duy trì mô hình kinh tế của mình.

Đằng sau cuộc chiến tranh thương mại này là một cuộc xung đột hiện hữu giữa hai hệ giá trị, hai hệ tư tưởng, hai nền văn hóa không có nhiều nét tương đồng. Sự bất tương đồng này cũng được phản ánh rõ nét trong tính cách và phong cách lãnh đạo của hai người đứng đầu. Cả Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đều không thể đơn phương quyết định ai là người chiến thắng trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, họ sẽ chi phối cách thức cuộc chiến này diễn ra, những cao trào nó đạt tới, và cách nó kết thúc.

Cả hai nhà lãnh đạo đều là những con người thực dụng, quyết đoán và đầy toan tính. Họ đều mang trong mình tham vọng đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới. Tham vọng của ông Donald Trump là “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” như trong tuyên ngôn tranh cử tổng thống của mình, trong khi đó, ông Tập Cận Bình đặt ra cho mình sứ mệnh theo đuổi “Giấc mộng Trung Hoa”, tái hồi sinh đất nước Trung Quốc. Ở khía cạnh này, cả hai đều có thể coi là những nhà canh tân trong lĩnh vực chính trị.

Đằng sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ảnh 3
Tổng thống Trump dự định tái thiết lập sức mạnh, hào quang và vị thế dẫn đầu của Mỹ, trong khi Chủ tịch Tập muốn đưa Trung Quốc lên vị thế ngang hàng với cường quốc số một thế giới. Tổng thống Trump muốn quay lại thời hoàng kim của nền kinh tế Mỹ, trong khi Chủ tịch Tập quyết tâm hiện thực hóa khát vọng của người Trung Quốc muốn được thế giới công nhận là một siêu cường đứng đầu. Với tầm nhìn như vậy, cả hai nhà lãnh đạo đều định vị bản thân là những nhân vật lịch sử mang trên mình trọng trách thay đổi vận mệnh quốc gia thông qua việc đối đầu với địch thủ trong cuộc chiến thương mại này.

Tổng thống Trump dự định tái thiết lập sức mạnh, hào quang và vị thế dẫn đầu của Mỹ, trong khi Chủ tịch Tập muốn đưa Trung Quốc lên vị thế ngang hàng với cường quốc số một thế giới. Tổng thống Trump muốn quay lại thời hoàng kim của nền kinh tế Mỹ, trong khi Chủ tịch Tập quyết tâm hiện thực hóa khát vọng của người Trung Quốc muốn được thế giới công nhận là một siêu cường đứng đầu. Với tầm nhìn như vậy, cả hai nhà lãnh đạo đều định vị bản thân là những nhân vật lịch sử mang trên mình trọng trách thay đổi vận mệnh quốc gia thông qua việc đối đầu với địch thủ trong cuộc chiến thương mại này.

Bên cạnh những điểm tương đồng, ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình cũng có vô số khác biệt về tính cách và phong cách lãnh đạo. Tổng thống Trump thể hiện một phong cách lãnh đạo dị thường thông qua những quyết định và hành động táo bạo, bốc đồng và một sự ngạo mạn không cần che giấu. Ông là một chính trị gia “không giống ai” với đầu óc nhạy bén của một nhà kinh doanh sừng sỏ, và năng lực tập trung tinh thần, bỏ ngoài tai những lời chỉ trích, công kích cá nhân và cáo buộc từ các đối thủ chính trị, các nhà lãnh đạo quốc tế, các nhóm hoạt động xã hội và cả các Tổng thống tiền nhiệm. Ông Trump còn là người “sớm nắng chiều mưa”, đôi khi thô lỗ và luôn luôn muốn thu hút sự chú ý.

Bên cạnh những nét tính cách đặc biệt này, Donald Trump còn là con người đầy mâu thuẫn. Tham vọng sắp xếp lại trật tự thế giới của ông mâu thuẫn với tâm lý nghi hoặc, coi thường mà ông dành cho các thể chế và thông lệ quốc tế, cũng như cách ông dẫn dắt nước Mỹ mà không có đường hướng đối nội, đối ngoại có tính nhất quán. Sự thù địch mà ông dành cho giới truyền thông Mỹ mâu thuẫn với những nguyên tắc về tính minh bạch mà ông đang đòi hỏi Trung Quốc phải thực hiện.

Đằng sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ảnh 4

Bất chấp những mâu thuẫn này, Donald Trump là một vị Tổng thống không thể xem nhẹ. Ông là nhà lãnh đạo đầy quyết đoán, sẵn sàng bỏ qua hậu quả có thể xảy đến từ những quyết định của mình như nguy cơ vướng vòng lao lý hoặc thua trong những kỳ bầu cử tiếp theo. Ở Donald Trump, có nhiều nét tính cách mà một nhà lãnh đạo cần có để có thể chiến thắng trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Trung Quốc.

Để chiến thắng trong cuộc chiến này, Donald Trump đang có trong tay những quân bài thuận lợi. Ông có thể tận dụng mối quan hệ chính trị, ngoại giao với các đồng minh để gây sức ép buộc Trung Quốc nhượng bộ những điều kiện của Mỹ trong các thỏa thuận thương mại mới. Bước đi này sẽ dần cô lập Trung Quốc trên thị trường quốc tế, khống chế tham vọng thao túng hoạt động thương mại để giành lợi thế về mình của siêu cường châu Á này.

Để chiến thắng trong cuộc chiến này, Donald Trump đang có trong tay những quân bài thuận lợi. Ông có thể tận dụng mối quan hệ chính trị, ngoại giao với các đồng minh để gây sức ép buộc Trung Quốc nhượng bộ những điều kiện của Mỹ trong các thỏa thuận thương mại mới. Bước đi này sẽ dần cô lập Trung Quốc trên thị trường quốc tế, khống chế tham vọng thao túng hoạt động thương mại để giành lợi thế về mình của siêu cường châu Á này. Để thực hiện mục tiêu, ông Trump cần tạo ra một liên minh chính trị để đối đầu với tham vọng thống trị nền thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Điều này không hẳn khó khăn khi nhiều nước phương Tây cũng đang sẵn có sự bất tương đồng về giá trị với Trung Quốc cũng như mối bất an trước việc nước này đang ngày một có những động thái quân sự quyết liệt hơn, có thể kể đến sự tăng cường hiện diện trên biển Đông.

Chủ tịch Trung Quốc cũng là một nhà lãnh đạo táo bạo không thua kém, cho dù vẻ ngoài điềm tĩnh của ông không thể hiện điều này. Khi các nhà lập pháp Trung Quốc quyết định xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức danh Chủ tịch nước vào đầu năm nay, ông Tập Cận Bình dường như nắm trong tay quyền lực tuyệt đối tại đất nước này. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với những mức thuế cao đánh vào hàng hóa Trung Quốc đang bắt đầu gây ra những tác động lên nền kinh tế. Nếu cuộc chiến thương mại được tiếp tục, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những khó khăn có tính dài hạn. Hiện tại, Trung Quốc đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức nội tại như tỉ lệ thất nghiệp đang tăng cao, hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều bất cập, vấn nạn tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và tình trạng ô nhiễm môi trường. Chiến tranh thương mại kéo dài sẽ khiến những vấn nạn này càng trở nên nghiêm trọng.

Đằng sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ảnh 5

Viễn cảnh này sẽ là một nguy cơ đối với vận mệnh chính trị tương lai của ông Tập Cận Bình. Thách thức đầu tiên sẽ đến từ nội bộ giới cầm quyền ở Trung Quốc, trong đó có những người tin rằng dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đang rời xa nguyên tắc tập trung dân chủ đã được các nhà lãnh đạo trước đó dày công xây dựng. Nếu chiến tranh thương mại tiếp diễn kéo theo sự sa sút của nền kinh tế Trung Quốc, sự tin tưởng đối với ông Tập Cận Bình có thể suy giảm và ông Tập Cận Bình đứng trước hai áp lực lớn: Hồi phục nền kinh tế và tái thiết lập thế cân bằng của nguyên tắc tập trung dân chủ. Năng lực lãnh đạo của ông Tập Cận Bình sẽ được người dân Trung Quốc đánh giá dựa trên việc ông có đạt được tham vọng “Giấc mơ Trung Hoa” hay không. Trên thực tế chứ không phải trên sách vở.

Tổng thống Donald Trump cũng không phải không đứng trước thách thức. Nếu cuộc chiến tranh thương mại kéo dài qua nhiệm kỳ của ông, thì triển vọng người kế nhiệm ông trong vai trò Tổng thống Mỹ có thể chiến thắng cuộc chiến thương mại có tính quyết định này với Trung Quốc không còn là điều khó có thể đoán định. Nhưng thách thức của ông Donald Trump cũng chính là thuận lợi của ông Tập Cận Bình. Nếu Chủ tịch Trung Quốc vượt qua được những thách thức đối nội, ông có thể lãnh đạo cuộc chiến tranh thương mại này với sự bền bỉ, quyết tâm và nhất quán nhờ vào lợi thế không phải chịu giới hạn nhiệm kỳ.

Kết quả của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ thay đổi trật tự thế giới và quyết định vận mệnh chính trị của hai nhà lãnh đạo. Nếu thành công, họ sẽ đi vào lịch sử như những người hùng dân tộc. Trong khi cuộc chiến này sẽ diễn ra theo quy luật của riêng nó, hai nhà lãnh đạo sẽ tận dụng mọi lợi thế, nguồn lực và khả năng ảnh hưởng của mình để giành lấy lợi thế cho bản thân và cho quôc gia. Quyết tâm và tầm nhìn của hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Đặng Tiểu Bình sẽ thay đổi lịch sử theo một cách không ai có thể đoán định.

Lịch sử sẽ phán xét, nhưng chỉ sau khi cuộc chiến vô tiền khoáng hậu này đi vào hồi kết.

Đằng sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ảnh 6
TIN LIÊN QUAN
Các em nhỏ, cùng phụ huynh hào hứng tham gia buổi làm bánh Trung thu.
Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ
(Ngày Nay) - Tết Trung thu 2024 diễn ra trong những ngày miền Bắc gồng mình khắc phục cơn bão số 3. Tại Hà Nội, nhiều khu dân cư, trường học đã chuyển số tiền tổ chức Tết Trung thu sang từ thiện vùng lũ. Nhưng cũng có nơi vừa tổ chức buổi làm bánh Trung thu cho trẻ trải nghiệm, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ bằng việc làm thiết thực.
Nhóm nhạc BTS tại Lễ khởi động sáng kiến "Love Myself" của UNICEF tại Hàn Quốc. Ảnh: UNICEF
Gặp gỡ fan BTS đứng sau blog gây quỹ được gần 1 tỷ đồng ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
(Ngày Nay) - Trong những ngày qua, cộng đồng fan nhóm nhạc BTS tại Việt Nam (V-ARMY) đã một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình yêu và sự đoàn kết. Chiến dịch quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 từ nhiều blog, fanpage đã thành công ngoài mong đợi khi con số tổng cộng vượt 1,2 tỷ đồng.
Ngày mai ở Làng Nủ
Ngày mai ở Làng Nủ
(Ngày Nay) - Làng Nủ bình yên, làng Nủ xanh mát, làng Nủ… Cho đến cái ngày định mệnh 10/9. Cơn lũ từ đỉnh núi Voi đã san phẳng 37 ngôi nhà. Biến xóm làng bình yên trở thành một bãi bùn đất khổng lồ, tan hoang, tang tóc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể giảm do bão số 3
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Bộ trưởng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Có khoảng 1.000 người dân tại TP Hồ Chí Minh được khám tầm soát miễn phí bệnh lý về thận tại chương trình.
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
(Ngày Nay) - Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương về khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão Yagi
(Ngày Nay) - Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.