Trong nỗ lực giải quyết tình hình này, tổ chức UNESCO và các nước thành viên Liên minh Châu Âu EU cũng như đại diện thị trường nghệ thuật, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và chuyên gia khác đã cùng tham dự cuộc hội nghị "Cam kết chung tay với thị trường nghệ thuật Châu Âu trong cuộc chiến chống buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm văn hoá" tại trụ sở UNESCO vào ngày 20 và 21 tháng 3 năm 2018.
Ông Rupert Schlegemilch, Trưởng Phái đoàn của EU phát biểu: "EU cam kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhất là trong thời điểm năm 2018 được chọn làm năm Châu Âu về Di sản Văn hóa , nhằm tăng cường các khuôn khổ pháp lý và hợp tác để ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm văn hóa, và hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng trực tiếp".
Cách tiếp cận đa chiều của các bên liên quan trong công cuộc đấu tranh chống buôn lậu trái phép các sản phẩm nghệ thuật và cổ vật là điều bắt buộc và đang được triển khai ngày một mạnh mẽ hơn. Tầm quan trọng của việc củng cố hành vi nghiên cứu trong việc thương mại nghệ thuật Châu Âu nói riêng là một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến này.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi đưa các đại diện từ các khu vực công và tư nhân từ các nước thành viên EU tới cuộc hội bàn để thúc đẩy đối thoại và hợp tác nhằm đấu tranh chống nạn buôn lậu các sản phẩm văn hoá, đặc biệt là sự hợp tác với thị trường nghệ thuật", Bà Mechtild Rössler, Trợ lý Văn hóa của Tổng giám đốc UNESCO cho biết.
Bà Lynda Alberston, Giám đốc điều hành của Hiệp hội nghiên cứu tội phạm nghệ thuật (ARCA), cho biết: "Chúng ta cần nhiều công tố viên và các chuyên gia phân tích về vấn nạn buôn lậu này hơn. Chúng ta cần chuẩn hóa các tài liệu, đặc biệt là về nguồn gốc, và cần phải hài hoà luật chống tội phạm nghệ thuật của EU".
Thị trường nghệ thuật, bao gồm cả các bên bán, bên thu gom và bên tổ chức đấu giá, cần hợp tác với các nhà chức trách quốc gia, khu vực và quốc tế trong công cuộc đấu tranh này. Nghĩa vụ pháp lý, nghề nghiệp và đạo đức nên được đề cao để bảo đảm thị trường buôn bán các vật văn hoá hợp pháp không được minh bạch và trong sạch. Theo bà Catherine Chadelat, Chủ tịch Conseil des Ventes Volontaires (CVV) ở Pháp, các quy định pháp luật, hệ thống kiểm tra và hành pháp tại các điểm đấu giá công cộng là cần thiết và có thể có hiệu quả tích cực trong cuộc đấu tranh này. Cán bộ, nhân viên bán các sản phẩm nghệ thuật cần được đào tạo về nguồn gốc xuất xứ, kiểm tra giấy chứng nhận xuất và nhập khẩu, cơ sở dữ liệu đối với các đồ vật bị đánh cắp như INTERPOL hoặc Carabinieri Ý, hoặc Danh sách đỏ của ICOM… Bên bán đấu giá có thể gửi danh mục của họ tới các chuyên gia để xác minh. Sự cẩn trọng của họ là điều bắt buộc để tránh rủi ro và duy trì danh tiếng của mình. Bà Catherine cho biết: "Nếu có điều gì không ổn, chúng tôi làm việc với chính quyền và có quyền đình chỉ bán hàng.”
Các quy tắc ứng xử trong thị trường nghệ thuật đang được tăng cường và áp dụng thông qua việc tự điều chỉnh. Cần quan tâm hơnd dến việc xây dựng năng lực của các bên liên quan trên thị trường. Ông Martin Wilson, Liên đoàn Thị trường Nghệ thuật Anh Quốc (BAMF), nhấn mạnh về “giáo dục về thị trường nghệ thuật" và lưu ý rằng cả thị trường và công chúng cần phải hiểu rõ hơn về các tình hình các sự việc đã và đang diễn ra, ví dụ, các cuộc khai quật bất hợp pháp ở Syria hay Iraq, cũng như sự tham gia của Luật pháp vào cuộc đấu tranh này. Ông hoan nghênh sự hợp tác gia tăng giữa các cơ quan, các cơ quan quốc gia và thị trường nghệ thuật trong những năm gần đây.
Hội nghị này là một cơ hội hiếm có để xem xét lại thị trường nghệ thuật, các hệ thống pháp luật có hiệu lực, ví dụ như Công ước UNESCO 1970 về chống buôn lậu bất hợp pháp tài sản văn hoá, Công ước UNIDROIT 1995 và các quy định cụ thể đối với Liên minh châu Âu, như cũng như các văn bản pháp luật có sẵn.