ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM lần đầu xét tuyển thí sinh nước ngoài

Năm 2019, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM xét tuyển dựa trên học bạ đối với thí sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam theo chương trình THPT quốc tế bằng tiếng Anh.
ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM dành tối đa 20% chỉ tiêu để xét tuyển học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT quốc tế bằng tiếng Anh. Ảnh minh họa: Lê Quân.
ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM dành tối đa 20% chỉ tiêu để xét tuyển học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT quốc tế bằng tiếng Anh. Ảnh minh họa: Lê Quân.

ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM vừa công bố thông tin tuyển sinh dự kiến năm 2019. Theo đó, nhà trường xét tuyển theo 5 phương thức.

Năm nay, trường lần đầu tiên xét tuyển dựa trên học bạ đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam theo chương trình THPT quốc tế bằng tiếng Anh. Nếu trúng tuyển, các em có thể học chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh với tối đa 20% tổng chỉ tiêu.

Trường dành 50%-60% tổng chỉ tiêu để xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia năm 2019. Nhà trường tuyển sinh 38 ngành/nhóm ngành, xét tuyển theo ba tổ hợp: A00, A01, D01.

Trường dành tối đa 5% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2019 của Bộ GD&ĐT.

Tối đa 20% tổng chỉ tiêu được dành cho phương thức cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM. Thí sinh chỉ đủ điều kiện trúng tuyển khi điểm thi THPT quốc gia của ba môn tổ hợp xét tuyển phải từ 21 điểm trở lên.

Bên cạnh đó, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức với tối đa 25% tổng chỉ tiêu.

Năm 2019, nhà trường tiếp tục tham gia chương trình tuyển sinh đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực Tây Nam Bộ và Tây Nguyên, học tại Phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM ở Bến Tre một số ngành.

Ngoài ra, nhà trường còn áp dụng quy định học hết năm thứ hai, sinh viên sẽ được đăng ký vào chuyên ngành đào tạo hẹp là tài chính hoặc ngân hàng. Học hết năm thứ hai, sinh viên sẽ được đăng ký vào chuyên ngành đào tạo hẹp là tài chính ngân hàng và công nghệ tài chính ngân hàng cho một số ngành.

Theo Zing
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.