Dịch Covid-19: Mô hình học trực tuyến và những ưu việt của loại hình này

Trước tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 diễn biến phức tạp, các tỉnh, thành phố đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học và vẫn chưa xác định được thời điểm trở lại lịch học bình thường. Trong điều kiện này, nhiều trường đã triển khai dạy học trực tuyến cho học sinh, sinh viên.
Dịch Covid-19: Mô hình học trực tuyến và những ưu việt của loại hình này

Nhiều trường triển khai dạy học trực tuyến

Trong thời gian học sinh, sinh viên không đến trường để phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19, nhiều trường trên cả nước đã triển khai phương án dạy học trực tuyến. Việc làm này một phần sẽ giúp giáo viên đảm bảo đúng kế hoạch đã được đề ra, đồng thời giúp học sinh bắt nhịp kịp thời sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán có lẽ là "dài nhất" từ trước đến nay.

Tại Đà Nẵng, nhiều trường đã tổ chức dạy học trực tuyến, như Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, mỗi khối lớp có 6 giáo viên cùng thực hiện các bài học theo sự phân chia rõ ràng. Nội dung của các bài học trực tuyến là kiến thức của từng bài học và video giới thiệu của thầy cô giáo, việc này được thực hiện kết hợp giữa phần mềm powerpoint và iSpring để bài học thêm sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. Hay tại Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, các giáo viên cùng nhau soạn nội dung, quay video, dựng bài giảng trực tuyến cho học sinh, sau đó đưa lên cổng thông tin điện tử của nhà trường, rồi gửi đường link cho phụ huynh học sinh. Sau khi hoàn thành bài giảng trực tuyến, giáo viên giao bài tập cho học sinh tự ôn tập, tự học ở nhà qua mạng internet

Tương tự, trường Tiểu học và Trung học cơ sở FPT thành phố Đà Nẵng cũng đã triển khai việc dạy học trực tuyến. Nhà trường đã thực hiện và triển khai hết công năng của những phần mềm trực tuyến, giúp học sinh ở nhà nhưng vẫn nắm chắc bài, làm bài có sự quản lý của thầy cô và phụ huynh thông qua ứng dụng.

Mặc dù học sinh nghỉ học, nhưng Trường Trưng Vương Quảng Trị (thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) vẫn tấp nập, sáng đèn. Hằng ngày, từ 8 giờ đến 11 giờ tất cả giáo viên đến trường để giúp học sinh học trực tuyến. Các em tương tác trực tiếp với thầy cô, đặt câu hỏi và nghe lời giải đáp.
Tại TP Hồ Chí Minh, bài giảng về công nghệ ôtô phát trực tiếp trên Facebook của PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh được hơn 33.000 lượt xem, số lượng người xem cùng lúc đạt hơn 1.000. Tương tự Đại học Sư phạm Kỹ thuật, nhiều trường khác tại TP Hồ Chí Minh cũng đã triển khai các bài giảng trực tuyến cho sinh viên. Trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) quyết định chuyển sang hình thức học online các lớp học bù bắt đầu từ ngày 10-2-2020. Các trường Đại học Hồng Bàng, Văn Lang... khuyến khích giảng viên đưa bài giảng, bài tập lên hệ thống trực tuyến cho sinh viên. Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đưa hình thức học trực tuyến (E-learning) một số học phần của các môn học. Ở mỗi môn học, sinh viên tham gia vào bốn hoạt động: học với tài liệu, thảo luận, luyện tập, làm các bài kiểm tra và thi kết thúc học phần.

Tại Hà Nội, Đại học Mở Hà Nội triển khai những lớp học Vclass với hệ thống công nghệ đủ mạnh, cho phép số lượng lớn truy cập hệ thống học liệu điện tử cùng lúc, có khả năng "streaming video" để giảng viên và người học có thể tương tác trực tuyến. Bắt đầu từ ngày 10-2, hơn 25.000 học sinh Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cũng học online bằng phương pháp học Blended Learning. Theo đại diện nhà trường, ngoài việc tạo môi trường trao đổi kiến thức, bài giảng, Blended Learning cũng sẽ có phương thức để tổng kết đánh giá kết quả học tập của học sinh. Một số trường yêu cầu sinh viên chủ động tra cứu, đọc tài liệu online trên nền tảng số của trường như Đại học Quốc gia Hà Nội…
       
Học trực tuyến - mô hình giáo dục hiện đại

Xuất hiện từ khoảng cuối năm 1999, khái niệm "online learning" (học trực tuyến) hay "virtual learning" (học tập ảo) bắt đầu được dùng như một thuật ngữ chỉ môi trường học tập mà trong đó, người học có thể tương tác với môi trường học tập thông qua internet hoặc các phương tiện truyền thông điện tử khác. Đây là môi trường có khả năng chia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào không gian, thời gian, đã tạo điều kiện để mọi người trao đổi, tìm kiếm, học tập một cách dễ dàng. Việc học không chỉ bó hẹp cho học sinh, sinh viên ở các trường mà dành cho tất cả mọi người, không kể tuổi tác, hoàn cảnh sống…

Hơn nữa với các thiết bị thông minh, học viên học được ở bất cứ đâu, giúp họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc di chuyển. Ngoài ra chi phí cho cơ sở vật chất học tập cũng giảm, qua đó góp phần bình đẳng trong giáo dục. Học sinh có thể tham gia vào khóa luyện thi của những thầy giỏi với mức học phí ít hơn so với lớp luyện thi thông thường.

Với những ưu điểm đó, hình thức học tập trực tuyến ngày càng thuyết phục người dùng toàn cầu, đồng thời ghi tên ngành công nghiệp đào tạo trực tuyến vào bản đồ các ngành công nghiệp đạt doanh thu "khủng" trên thế giới.

Hiện nay, hơn 40% dân số thế giới kết nối internet cá nhân, người dùng chủ yếu là giới trẻ với nhu cầu học tập cao, hình thức học trực tuyến càng có điều kiện phát triển. Thống kê của Cyber Universities năm 2018 cho thấy, tại Mỹ, hơn 80% trường đại học sử dụng phương thức đào tạo trực tuyến, trong khi đó, ở Singapore, con số này lên tới gần 90%. Theo nghiên cứu của Global Market Insights, thị trường giáo dục trực tuyến toàn cầu có thể vượt qua giá trị 300 tỷ USD vào năm 2025, dự đoán sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép vào khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2019-2025.

Theo tờ University World News, châu Á là thị trường lớn thứ hai của giáo dục trực tuyến, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc hiện là 2 quốc gia chiếm 70% vốn đầu tư mạo hiểm vào giáo dục trực tuyến và tổng số người dùng chiếm 30% toàn thế giới. Tổng doanh thu mà thị trường châu Á đạt được trong lĩnh vực này năm 2018 khoảng hơn 12 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nằm trong top các quốc gia châu Á có thị trường phát triển nhanh về giáo dục trực tuyến.

Theo TTXVN
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
(Ngày Nay) - Từng mặc cảm, tự ti với sự khiếm khuyết của cơ thể, chàng trai 24 tuổi Dương Văn Dũng, đã dần tìm thấy giá trị của bản thân khi được tiếp cận cơ hội học thiết kế đồ họa.
Tập trung khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió
Tập trung khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió
(Ngày Nay) - Sau hơn một ngày xảy ra sự cố sạt lở tại vị trí trong hầm đường sắt Đèo Cả, thuộc địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, lực lượng chức năng đã nỗ lực nhằm thông hầm sớm nhất.