Điều gì được chạm khắc trên cột đá ở Rome

Đến Rome, Italy, du khách có thể chiêm ngưỡng cột đá cao 30m được phủ đầy các hình ảnh về chiến thắng lừng lẫy của hoàng đế La Mã Trajan, người đã đánh bại vương quốc Dacia.
Điều gì được chạm khắc trên cột đá ở Rome

Vào đầu thế kỷ thứ 2, hoàng đế Trajan đã dẫn đầu hai cuộc chiến thành công rực rỡ chống lại sức mạnh của vương quốc Dacia nằm bên dòng sông Danube (hiện nay là Romania). Người Dacia luôn là mối đe dọa đối với đế chế La Mã kể từ những ngày có hoàng đế Caesar.

Hai thập kỷ đầu sau những trận cướp bóc hung ác với La Mã và đánh bại những người tiền nhiệm của hoàng đế Trajan, người La Mã cố gắng để có thỏa thuận hòa bình với người Dacia nhưng thất bại. Hoàng đế Trajan dẫn 10.000 quân vượt sông Danude bằng một cây cầu lớn để tiến vào xâm lược và đánh bại Dacia ngay trên quê hương họ hai lần liền.

Điều gì được chạm khắc trên cột đá ở Rome ảnh 1

Cột đá khắc họa toàn bộ lịch sử các cuộc chiến của hoàng đế Trajan. Ảnh: NatGeo

Chiến thắng Dacia là sự kiện đánh dấu 19 năm trị vì của hoàng đế Trajan. Cuộc xâm chiếm này đem về nhiều vàng bạc hỗ trợ tài chính của Rome trong các lần chinh chiến mở rộng khác. Khi hoàng đế Trajan qua đời, Rome đã đạt đỉnh cao trong lịch sử.

Để tưởng nhớ chiến thắng này, hội đồng nhà nước La Mã đã dựng một cột trụ lớn ở Rome gọi là Trajan's Column, mô tả lại những thời điểm quan trọng trong chiến tranh với Dacia bằng các hình chạm khắc. Từ đầu trên đỉnh cột đã có bức tượng của hoàng đế Trajan nhưng sau đó thay lại bằng tượng thánh Peter vào năm 1588. Cột đặt tại trung tâm một hội trường rộng gọi là Forum, bao quanh là các phòng trưng bày mà từ đó đều có thể nhìn thấy một phần cột. Hội trường Forum và cột Trajan đều được hoàn thành vào năm 113 sau Công Nguyên.

Điều gì được chạm khắc trên cột đá ở Rome ảnh 2

Đây là cảnh quân La Mã chở chiến lợi phẩm trở về nước sau khi đánh bại vua Decebalus của Dacia. Ảnh: Nat Geo

Cột được khắc rất nhiều tranh và phủ kín từ chân lên đỉnh theo đường xoắn ốc, hiện có hơn 2.500 hình trong 155 cảnh. Hình ảnh hoàng đế Trajan xuất hiện gần 60 lần với nhiều vai trò khác nhau, ví dụ dẫn đần đội quân, xét xử tù nhân, nắm giữ các hội nghị chiến tranh. Ngoài ra cột cũng mô tả nhiều cảnh xây dựng, kỷ niệm, lính tráng, các pháo đài, tàu thuyền, vũ khí... Tuy nhiên, bạn sẽ hiếm thấy hình ảnh bạo lực chống kẻ thù và chú ý tới một cảnh kỳ lạ là phụ nữ Dacia tra tấn đàn ông La Mã.

Một số cảnh then chốt trong bức tranh điêu khắc khổng lồ này là rút gọn hành trình vượt sông Danube lần đầu của quân La Mã, thuyền chiến của hoàng đế Trojan trên sông, những kẻ Dacia đầu hàng ở cuối cuộc chiến đầu tiên, sự hi sinh của cây cầu vào cuộc chiến thứ hai, sự thất bại của Dacia và cái chết của vua Dacia - Decebalus.

Điều gì được chạm khắc trên cột đá ở Rome ảnh 3

Du khách có thể đến bảo tàng Nền văn minh La Mã để xem những khuôn thạch cao mô phỏng lại các hình ảnh phù điêu trên cây cột Trajan. Ảnh: Notafly

Rome là thủ đô Italy và cũng là thành phố đông dân nhất nước này. Nhờ sự đa dạng về kho tàng khảo cổ, nghệ thuật cũng như những nét truyền thống đặc biệt, Rome ngày nay là một trong những điểm đến du lịch quan trọng nhất của thế giới. Rất nhiều công trình có giá trị ở Rome như các bảo tàng (Capitoline, Vatican, Galleria Borghere...), đài phun nước, cung điện, đài tưởng niệm, di tích ở hội trường La Mã và các hầm mộ.

Rome là thành phố được viếng thăm nhiều thứ 3 trong liên minh châu Âu, chỉ sau London và Paris với trung bình 7 - 10 triệu lượt khách.

Du khách nên đến Rome từ tháng 3 đến tháng 9, nhưng cần tránh tháng 6, 7 vì rất đông người và thời tiết lúc này khá nóng (nhiệt độ trên 30 độ C). Hiện ở Việt Nam có đường bay từ Hà Nội và TP HCM tới Rome của các hãng hàng không Vietnam Airlines, Qatars Airways, Air China, Singapore Airlines... Chiều bay từ Rome về Việt Nam do các hãng Etihad Airways, Air Berlin, Emirates, China Eastern Airlines... khai thác.

Theo VnExpress

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.