Điều kiện lý tưởng để quan sát ‘siêu Trăng’ ở Việt Nam vào ngày mai

(Ngày Nay) - Nếu trời không mưa và quang mây, nơi nào ở Việt Nam cũng có thể xem được hiện tượng siêu Trăng thú vị này.
Tại Việt Nam, siêu Trăng sẽ xuất hiện lúc 22h53. (Ảnh: Old Farmer's Almanac)
Tại Việt Nam, siêu Trăng sẽ xuất hiện lúc 22h53. (Ảnh: Old Farmer's Almanac)

Theo các nhà nghiên cứu, ngày 19/2, trăng tròn sẽ đạt cực đại lúc 22h53 (giờ Việt Nam), trùng với khoảng thời gian nó tiến tới vị trí cực cận - điểm gần Trái đất trên quỹ đạo. Vì vậy quan sát từ Trái đất, người xem sẽ thấy Mặt trăng to hơn bình thường, nên gọi là siêu Trăng.

Đêm mai cũng sẽ là đêm rằm tháng giêng sáng nhất trong vài năm trở lại đây.

Siêu trăng xảy ra khi Mặt Trăng về điểm cận địa hoặc trong khoảng 90% điểm cận địa với Trái Đất. Khi đó Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất. Quan sát từ Trái Đất, Mặt Trăng to hơn và sáng hơn những lần trăng tròn khác.

Vào thời điểm xảy ra siêu Trăng, lực thủy triều tác động bởi siêu Trăng tại điểm cận địa lên các đại dương sẽ mạnh hơn một chút so với dịp trăng tròn hay trăng mới bình thường, nhưng vì trọng lực tương đối yếu, cho nên chỉ khiến thủy triều dâng thêm từ 2 đến 5 cm.

Trong năm 2019 có 3 lần siêu trăng xảy ra hiện tượng này, đó là vào ngày 21/1, 19/2 và 21/3. Tuy nhiên, siêu trăng diễn ra vào ngày mai (19/2) lại được xem là lần dài nhất và rõ nhất trong năm khi Trái Đất cách Mặt Trăng 356.846km. Ngày 21/03/2019 sẽ là lần siêu trăng thứ 3 trong năm nay. Khi đó, Mặt Trăng cách Trái Đất 360772 km.

Rất khó để phân biệt Siêu Mặt trăng và Trăng tròn thông thường do siêu Trăng chỉ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường. Do vậy, thời điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ bí này là khi Mặt trăng mọc thấp, gần đường chân trời. Nếu trời không mưa và quang mây, nơi nào ở Việt Nam cũng có thể xem được hiện tượng siêu Trăng thú vị này.

Các bộ lạc xa xưa ở Mỹ thường gọi hiện tượng này là "trăng tuyết" do thời gian xuất hiện đúng vào thời điểm tuyết rơi. Cũng có một số tài liệu gọi hiện tượng này là "trăng đói" do thời tiết khắc nghiệt, cản trở người đi săn.

Giới khoa học khẳng định, siêu trăng sẽ không gây ra các sự kiện địa chất nào, nó chỉ tạo nên một số khác biệt với sự lên xuống của thuỷ triều. Nếu nó cộng hưởng với điều kiện thời tiết nào đó, thì có thể nó sẽ gây ra vài vấn đề ở những vùng ven biển.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Trụ sở Baidu ở Trung Quốc.
Baidu ra mắt mô hình AI mới cạnh tranh với DeepSeek
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, Baidu đã ra mắt 2 mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới cung cấp khả năng suy luận đa phương thức nâng cao và có giá thấp hơn so với các sản phẩm tương đương của DeepSeek.
Trẻ bị chó nhà tấn công tại Hà Nội
Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'
(Ngày Nay) - Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.