DNA: công cụ kiểm soát hữu hiệu của chính phủ trong tương lai

(Ngày Nay) - Theo bình luận của tờ The New York Times, các chiến dịch thu thập DNA của người dân tại Trung Quốc đã bắt đầu lan rộng sang các quốc gia khác.
(Ảnh minh hoạ: NBC News)
(Ảnh minh hoạ: NBC News)

Trung Quốc - quốc gia "tiên phong" cho chiến dịch thu thập DNA

Một báo cáo do Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) công bố hồi tháng trước đã tiết lộ rằng, chương trình giám sát di truyền không còn giới hạn ở Tân Cương, Tây Tạng - mà đã lan rộng ra toàn Trung Quốc. Chúng tôi ước tính rằng, mục tiêu của Trung Quốc là thu thập các mẫu DNA của 35 - 70 triệu nam giới. 

Chính phủ Trung Quốc có thể phủ nhận điều này; nhưng chúng tôi đã thu thập được những bằng chứng rất rõ ràng từ các bức ảnh, báo cáo của chính quyền và các đơn đặt hàng cho những bộ xét nghiệm DNA từ nước ngoài.

Đầu tiên, chúng tôi đã tìm thấy những hình ảnh chứng minh cảnh sát đang thu thập DNA từ trẻ em tại các trường học - một hành động rõ ràng đã vi phạm Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc.

DNA: công cụ kiểm soát hữu hiệu của chính phủ trong tương lai ảnh 1

Các mẫu máu của học sinh được thu thập vào tháng 11/2018 tại tỉnh Giang Tây và tháng 3/2019 tại tỉnh Hồ Bắc. (Ảnh: ASPI)

Một báo cáo ngày 16/6 trên trang web chính thức của chính quyền tỉnh Tứ Xuyên đã thông báo rằng, 17 văn phòng an ninh công cộng đã thu thập mẫu DNA từ gần 600.000 nam giới trên toàn thành phố - chiếm khoảng 7% số nam giới tại Thành Đô. 

Không chỉ vậy, các công ty tư nhân, cả Trung Quốc lẫn nước ngoài, cũng là đồng loã với chính phủ trong “cuộc tấn công vào quyền riêng tư của người dân Trung Quốc” này.

Tại tỉnh Hồ Nam, Huangrui Scientific Instruments - một công ty các sản phẩm y tế, hóa học và khoa học đã bán cho Văn phòng Công an thành phố Liuyang khoảng 140.000 bộ dụng cụ xét nghiệm DNA. Những bộ dụng cụ này do Thermo Fisher Scientific, một công ty có trụ sở tại Mỹ sản xuất. Ước tính số dụng cụ này đủ để xét nghiệm cho 1/5 nam giới tại địa phương.

Trong quá khứ, Thermo Fisher trước đây đã bị chỉ trích bởi các tổ chức nhân quyền vì đã cung cấp thiết bị thu thập và phân tích DNA cho chính quyền Trung Quốc để hỗ trợ cho chiến dịch đàn áp chống lại các dân tộc thiểu số ở Tân Cương.

DNA: công cụ kiểm soát hữu hiệu của chính phủ trong tương lai ảnh 2

Một gian hàng của Thermo Fisher tại Hội nghị và Triển lãm Bắc Kinh về Phân tích thiết bị năm 2017 tại Bắc Kinh. (Ảnh: The New York Times)

Hiện tại, chiến dịch thu thập DNA tại Trung Quốc vẫn đang tiếp tục được mở rộng tới các vùng như các tỉnh phía tây nam Vân Nam và Quý Châu; miền trung nam Hồ Nam; các tỉnh Sơn Đông và Giang Tô; khu tự trị Nội Mông ở phía bắc.

Ở Trung Quốc, đảm bảo trật tự công cộng về cơ bản có nghĩa là duy trì sự cai trị tuyệt đối của Đảng Cộng sản. Vì vậy, những mẫu DNA này sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu để chính quyền theo dõi một người đàn ông, một cậu bé hoặc người thân của họ - vì bất kỳ lý do gì họ cho là hợp lý.

Sự phát triển của các chiến dịch thu thập DNA 

Cho đến nay, Trung Quốc dường như là quốc gia duy nhất trên thế giới đang thu thập các mẫu DNA phục vụ cho những mục đích nằm ngoài phạm vi điều tra tội phạm. Nhưng liệu những quốc gia khác có “tiếp thu" phương pháp kiểm soát này?

Sự thật là có. Một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ, đang nới rộng lằn ranh đạo đức của việc thu thập dữ liệu cá nhân giống như Trung Quốc đã và đang làm.

GEDmatch là một trang web so sánh tự động các dữ liệu DNA từ các công ty thử nghiệm khác nhau. Trang web đã đạt được mức độ phủ sóng truyền thông đáng kể vào tháng 4/2018, sau khi cảnh sát Mỹ đã sử dụng nó để xác định một nghi phạm trong vụ án Golden State Killer ở California.

Cảnh sát ở New York thường xuyên thu thập các mẫu DNA từ những người họ bắt giữ. Họ còn sử dụng các trang web về di truyền như GEDmatch để truy quét dữ liệu của người dùng mà không được sự đồng ý của họ. Người dùng GEDmatch thậm chí còn không hề biết đến việc này.

Chưa dừng lại ở đó, đầu năm nay, chính quyền Trump đã đưa ra một chương trình yêu cầu Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ phải thu thập mẫu DNA những người nhập cư và thêm thông tin đó vào cơ sở dữ liệu DNA của FBI.

DNA: công cụ kiểm soát hữu hiệu của chính phủ trong tương lai ảnh 3

Những người nhập cư được chuyển đến trung tâm xử lý sau khi họ bị các đặc vụ Biên phòng Hoa Kỳ giữ lại vào ngày 02/7/2019 tại McAllen, Texas. (Ảnh: CNN)

Tại Ấn Độ, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã đề xuất một dự luật vào năm ngoái nhằm mục đích “mở rộng ứng dụng công nghệ pháp y dựa trên DNA để hỗ trợ và củng cố hệ thống tư pháp" của đất nước. Nhưng các nhóm lợi ích đặc biệt tại Ấn Độ đã xác định  nguy cơ lạm dụng về thông tin cá nhân của dự luật này.

Aadhaar là một hệ thống định danh cá nhân bằng sinh trắc học ở Ấn Độ, chi phối gần như mọi mặt trong đời sống của người dân Ấn Độ. Sáng kiến công nghệ này được kỳ vọng giúp chính phủ quản lý công dân tốt hơn, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ lộ thông tin cá nhân.

Trước đó, một thẩm phán cấp cao của Ấn Độ đã cảnh báo rằng hệ thống nhận dạng sinh trắc học hợp pháp của Ấn Độ, có tên Aadhaar có thể được chính quyền sử dụng để biện minh cho sự hợp pháp của “bộ sưu tập" các mẫu DNA đã thu được.

Tháng trước, các nhóm dân quyền ở Thái Lan đã lo ngại rằng các cơ quan chức năng tại biên giới, bao gồm cả binh sĩ, đã lấy mẫu DNA từ nhóm người Hồi giáo thiểu số tại Thái Lan trở về từ Malaysia mà không có bất cứ lời giải thích nào.

Còn tại Malaysia, chính phủ đang cân nhắc các kế hoạch tạo ra một hệ thống đăng ký cấp quốc gia, có thể liên kết dữ liệu sinh trắc học và DNA với các tài liệu ID hiện có. Hành động này nhằm mục đích ngăn chặn những người nước ngoài không đủ điều kiện có được quốc tịch Malaysia một cách bất hợp pháp. 

Các chuẩn mực quốc tế về cách xử lý dữ liệu DNA là không ổn định. Hành động của các siêu cường như Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các quốc gia khác. Trên thực tế, điều này đã bắt đầu xảy ra ở một số quốc gia nêu trên. 

Quyền riêng tư về sinh trắc học nhiều khả năng sẽ là một trong những vấn đề tự do dân sự nóng hổi trong thế kỷ 21. 

(Bài viết trích dẫn quan điểm của James Leibold, thành viên cao cấp tại Viện Chính sách chiến lược Úc, đồng thời cũng là người đứng đầu khoa Chính trị, Truyền thông, Triết học tại Đại học La Trobe, Melbourne và Emile Dirks, ứng cử viên tiến sĩ khoa Khoa học chính trị, Đại học Toronto.)

Theo The New York Times
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?