Tên tuổi cũng như những chiến công lẫy lừng của vị tướng và sau này là hoàng đế Pháp - Napoleon Bonaparte - ghi đậm dấu ấn trong sử sách, người đời thông thuộc tới từng chi tiết.
Napoleon Bonaparte là nhà quân sự và chính trị gia kiệt xuất của Pháp |
Tuy nhiên, những điều thuộc dạng thâm cung bí sử liên quan tới cuộc sống thường nhật của vị tướng "lắm tài nhiều... bệnh" này lại được nói tới bằng nhiều luồng thông tin khác nhau. Đặc biệt là những căn bệnh gắn bó từ niên thiếu và nguyên nhân gây ra cái chết cho nhân vật hiển hách lẫy lừng này luôn để lại cho hậu thế những tranh cãi và khám phá thú vị...
Vị tướng "lắm tài, nhiều... bệnh"
Napoleon nổi tiếng là người tham việc, hằng ngày ông làm việc khoảng 20 tiếng, chỉ nghỉ vài tiếng. Ông có trí nhớ phi phàm, trí óc rất linh hoạt, có khả năng đọc rất nhanh những ý nghĩ trong đầu cho thư ký ghi chép, cùng một lúc đọc cho nhiều thư ký về những vấn đề khác nhau. Hằng ngày ông phải ký rất nhiều văn bản, phải đọc và phê duyệt rất nhiều báo cáo, tờ trình, chủ trì nhiều cuộc họp với các cán bộ cao cấp hoặc hội đồng quốc gia. Đó là chưa kể ông trực tiếp tham gia các cuộc viễn chinh dài ngày.
Sức khỏe không tốt cũng ảnh hưởng xấu đến các cuộc chinh chiến của Napoleon |
Thế mà Napoleon lại là người có sức khỏe không tốt lắm. Là đứa trẻ sinh thiếu tháng, thuở niên thiếu và kể cả lúc trưởng thành, do đời sống khó khăn nên ông rất gầy. Một người bạn gái của nhà văn Stendhal, từng gặp Napoleon năm 1795 (lúc ông 26 tuổi) đã diễn tả: “Đó là người gầy nhất mà tôi từng gặp trong đời!”.
Napoleon nằm trên giường bệnh |
Napoleon bị chứng viêm bàng quang nên rất khó đi tiểu. Nói với thầy thuốc, ông kể: “Ta luôn cảm thấy buồn tiểu nhưng lại bí, nên đau không chịu được”. Để giảm đau, thầy thuốc yêu cầu ông ngâm mình vào một thùng to đầy nước ấm, do đó Napoleon có thói quen tắm nước nóng khá lâu. Căn bệnh đi tiểu nhỏ giọt này đã ảnh hưởng đến khả năng chỉ huy trận đánh ở Nga, khi ông bị đau nên thiếu quyết đoán, phản ứng chậm trước diễn biến của chiến trận.
Ngoài ra, Napoleon còn bị táo bón nặng, gây trĩ chảy máu. Ông bị táo bón từ thuở nhỏ và ngày càng diễn biến xấu hơn. Để chữa trị, bác sĩ cho ông dùng nước đun sôi để nguội pha với dung dịch acetat chì tẩm vào một mảnh vải để rửa, và dùng đỉa để hút máu. Do bị giãn tĩnh mạch vùng hậu môn nên trong trận Waterloo, ông phải ngồi xe thay vì cưỡi ngựa để chỉ huy (vài năm trước, ông dư sức cưỡi ngựa hơn 10 giờ mỗi ngày, đi những chặng đường dài dằng dặc).
Các cận thần và người nhà có mặt bên Napoleon lúc lâm chung |
Từ năm 1804, Napoleon tăng cân nhanh chóng nên các thầy thuốc buộc ông ăn với chế độ thanh đạm. Napoleon còn từng bị sốt rét 2 lần, bị ghẻ và sau đó là chứng ngứa toàn thân buộc ông phải gãi liên tục trước mặt một số cận thần. Hoàng đế Pháp còn có triệu chứng viêm gan (da vàng); có người còn cho ông bị lao với triệu chứng ho dai dẳng. Ông cũng là người thần kinh có vấn đề, hay lên cơn kích thích quá đáng, giận dữ thái quá và thỉnh thoảng trầm uất.
Ông hoàng “bất lực” chốn phòng the
Tuy oai hùng và lừng lẫy trên chiến trường nhưng Napoleon lại là một người đàn ông yếu đuối trong đời sống tình ái. Đây cũng xem là bi kịch ám ảnh suốt cuộc đời của ông hoàng quân sự hàng đầu thế giới này.
Đời sống tình dục chính là bi kịch ám ảnh suốt cuộc đời ông hoàng quân sự hàng đầu thế giới Napoleon |
Theo một số tài liệu còn sót lại thì Napoleon sống "chay tịnh" khi còn khá trẻ bởi 42 tuổi ông đã mắc chứng liệt dương. Những người thân cận với vị Hoàng đế cho biết, chuyện tình dục của vị hoàng đế chỉ diễn ra trong khoảng thời gian trước năm 40 tuổi, tuy nhiên các cuộc ân ái thường không kéo dài và kết thúc nhanh chóng. Sau tuổi 40, Napoleon vẫn gần gũi nữ giới nhưng tuyệt nhiên không có chuyện 'chăn gối'.
Nhiều sử gia cho rằng đây chính là nguyên nhân lý giải cho việc tại sao cả 2 người vợ của vị Hoàng đế lừng lẫy này đều cho ông "cắm sừng".
Tuy có một quý tử với Marie Louise nhưng ông vẫn bị đồn đại là người đồng tính luyến ái. Sĩ quan hầu cận Napoleon toàn là những người có dáng đàn bà, trong đó người được sủng ái nhất là Gurga, thường biểu lộ những cử chỉ ghen tuông khi thấy Napoleon “âu yếm” những sĩ quan trẻ đẹp.
Napoleon có một con trai với người vợ thứ hai Marie Louise |
Ngoài ra, những dấu hiệu về cơ thể của Napoleon khiến người ta tò mò về khả năng nam giới của vị tướng tài này. Khi Napoleon mất, lúc liệm, người ta thấy cơ thể ông không có lông, dấu hiệu sinh dục bên ngoài rất ít tính nam, trong khi bộ ngực tròn trịa, mềm mại, tay chân nhỏ nhắn với kích thước chiều cao khiêm tốn: 1,57m.
Đặc biệt ông có sự chăm sóc của khá nhiều thầy thuốc, đặc biệt là thầy thuốc chăm sóc cho chuyện "phòng the". Tuy nhiên, có lẽ sự "nghèo nàn" về y học thời đó cũng là một phần nguyên nhân khiến cho đời sống tình dục trở thành nỗi bất hạnh suốt cuộc đời của Napoleon.
Napoleon Bonaparte (15/08/1769 – 05/05/1821) là một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất của nước Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu.
Với đế hiệu Napoléon I, ông là Hoàng đế của người Pháp từ năm 1804 đến năm 1815. Cuộc cải cách pháp luật của ông, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn lên nhiều bộ luật dân sự trên toàn thế giới, nhưng ông được nhớ đến nhất bởi vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh mà Pháp phải đương đầu với hàng loạt liên minh, được gọi là các cuộc chiến tranh Napoléon. Ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng của cách mạng Pháp, đồng thời củng cố nền đế chế làm phục hồi những nét của chế độ cũ Pháp (Ancien Régime).
Nhờ thắng lợi trong những cuộc chiến này, thường là chống lại đối phương có ưu thế về quân số, ông được coi là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại, và các chiến dịch của Napoléon được nghiên cứu tại các học viện quân sự trên khắp thế giới.
Xem thêm:
1. Trùm phát xít Hitler và sự thật về xu hướng tình dục bệnh hoạn
2. Những tài năng xuất chúng của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
3. 10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại
4. Những đế chế hùng mạnh nhất, hưng thịnh nhất trong lịch sử
5. Biệt tài dụng quân của những vị tướng giỏi nhất mọi thời đại
Phong Linh (T/h)