Đừng truyền dịch, hãy cố gắng ăn!

(Ngày Nay) - Một số người cho rằng truyền dịch sẽ đi thẳng vào máu và sẽ đi vào thẳng cơ thể nên truyền dịch sẽ có giá trị hồi phục. Điều đó đúng. Nhưng chưa đủ. Bởi ở một khía cạnh nào đó, việc hồi phục cơ thể, truyền dịch có công dụng thua xa việc tự ăn. Nếu bạn có khả năng gượng dậy để ăn thì hãy cố gắng ăn chút xíu bạn nhé, bởi nó vô cùng hữu dụng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ăn sẽ thúc đẩy vận động cơ quan:

Nếu như truyền dịch, bạn chỉ cần nằm im một chỗ và dòng dịch chảy thẳng vào hệ tuần hoàn. Và do đó, truyền dịch không có tác dụng thúc đẩy vận động cơ thể. Điều này là bất lợi.

Trái với truyền dịch, việc ăn uống buộc lòng bạn phải vận động. Bạn không nên nghĩ là ăn chỉ có ngồi một chỗ, việc ăn cũng cần những vận động khá phức tạp. Để đưa thức ăn xuống dạ dày, trước hết, bạn cần phải nhai. Nhai là hoạt động của các cơ nhai vùng miệng, các cơ này hoạt động sẽ vận động toàn bộ cơ mặt. Đồng thời, cơ nhai hoạt động thúc đẩy hoạt động của hệ thống tuyến tiết dịch tại vùng miệng gồm tuyến nước bọt, tuyến tiết dịch từ hầu họng.

Sau đó thức ăn được tống đẩy xuống dạ dày. Để đưa được thức ăn di chuyển, cơ vùng hầu họng phải vận động, cơ thực quản phải co bóp, cơ dạ dày phải nhu động, cơ thành ruột phải lắc lư. Cứ thế toàn bộ cơ của hệ thống tiêu hóa vận động nối tiếp. Điều này vô cùng có lợi bởi nó thúc đẩy hầu như toàn bộ cơ nằm ở sâu bên trong cơ thể hoạt động, một điều mà không một biện pháp điều trị hoặc truyền dịch nào có thể đạt được. Vận động được tức là sức lực phục hồi được.

Ăn thúc đẩy thải độc kết tụ:

Nếu như bạn truyền dịch, bạn chỉ tiếp nhận dịch thụ động, sau đó thải chất độc hòa tan ra khỏi máu bằng cách tạo ra nước tiểu. Nhưng những mảng chất độc tụ kết trong ruột (vốn là nguồn cơn nhiễm độc vào máu) sẽ không thải được ra ngoài theo phương pháp này.

Nhưng nếu bạn ăn vào, bạn sẽ làm hệ tiêu hóa hoạt động. Bạn chủ động được việc này. Thức ăn vào buộc hệ tiêu hóa phải tiết dịch vào trong lòng ruột, một lần ruột như được rửa trôi các mảng tụ kết. Men tiêu hóa của ruột tiết ra, tiêu hóa thức ăn những cũng phân rã luôn các chất tụ kết trong lòng ruột. Thành ruột co bóp làm tống đẩy chất thải ra ngoài.

Mặt khác, trong quá trình can thiệp điều trị, nhiều người bệnh buộc lòng phải nằm bất động một chỗ trong một thời gian dài như những bệnh nhân mổ dạ dày, ruột, mổ thận, mổ tim, mổ phổi. Những bệnh nhân sẽ bị lắng đọng vi khuẩn có hại. Khi ăn vào, ruột cũng thải luôn những vi khuẩn có hại ra ngoài, tránh làm tổn thương thêm cơ thể.

Ăn thúc đẩy mồ hôi:

Nếu như truyền dịch, bạn chỉ nằm im và chờ đợi dịch phân bố tới da, từ đó mới có tác dụng vào các tuyến mồ hôi. Nhưng truyền dịch lại không thể nào làm vận động cơ tuyến mồ hôi để thải mồ hôi ra ngoài.

Trái với truyền dịch, ăn vào, dù ăn ít hay ăn nhiều, đều thúc đẩy tuyến mồ hôi dưới da hoạt động. Đó là vì ăn đã kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động. Hệ thống thần kinh giao cảm có tác động không đặc hiệu, chúng tác động lên nhiều cơ quan, trong đó có tuyến mồ hôi ngoài da. Hệ thống này làm co bóp cơ ống tuyến mồ hôi, tống đẩy mồ hôi ra khỏi tuyến, làm hoạt hóa tế bào tuyến, làm tuyến tiết ra nhiều dịch mồ hôi.

Việc ra được mồ hôi với người ốm là rất có lợi bởi mồ hôi chứa nhiều mầm bệnh từ ngoài xâm nhập, trong đó có vi khuẩn, virút. Nếu như thải được mồ hôi ra ngoài rồi chúng ta lau đi thì vi khuẩn và virút cũng theo đó mà được lau đi theo. Lại thêm việc trong mồ hôi có một ít chất thải của cơ thể nên việc ra mồ hôi đã một lần nữa giúp cơ thể thải độc được nhiều hơn. Thải được độc là cơ thể người bệnh lại bớt ốm.

Ăn thúc đẩy hệ tim mạch hoạt động:

Nếu như truyền dịch, bạn chỉ được nằm im, nhỏ từng giọt dịch với tốc độ cho phép vào trong lòng mạch. Dịch truyền vào không có giá trị kích thích tim mạch hoạt động về cả cường độ và tốc độ.

Trái với truyền dịch, ăn làm kích thích tim mạch tăng hoạt động rõ nét. Đó là bởi khi ăn vào, chúng ta phải nuốt. Nuốt làm co bóp cơ thực quản. Thành của thực quản nằm rất gần tim. Mỗi khi thực quản co bóp, chúng chạm vào thành sau của tim ngay gần đó. Thành sau của tim có chứa nút xoang, vốn là một nút khởi tạo nhịp tim. Nên ăn vào vô hình trung đã trực tiếp kích tim hoạt động nhanh hơn va mạnh hơn.

Một cơ chế khác là ăn kích hoạt hệ thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm vốn là hệ thần kinh làm tăng nhịp tim và huyết áp. Tim hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn thì máu cũng theo đó mà lưu thông nhiều hơn, tốt hơn, cơ thể sẽ phục hồi nhanh hơn.

Nhưng cái hay của việc kích thích này ở chỗ, sự kích thích chỉ vừa đủ nhẹ chỉ để làm tăng lên một chút nhịp tim, một chút sức co bóp cơ tim phù hợp với việc hồi phục mà không làm tăng lên quá cao gây mệt cho người bệnh.

Ăn thúc đẩy vi tuần hoàn ngoại biên:

Nếu như truyền dịch, dịch chỉ đi được vào trong lòng mạch, thế là xong. Dịch truyền không có tác động vào hệ thống vi tuần hoàn.

Trái với truyền dịch, ăn sẽ thúc đẩy vi tuần hoàn ngoại biên. Vi tuần hoàn là tuần hoàn tại những vị trí nhỏ, những mạch máu nhỏ bao gồm tiểu động mạch, mao mạch và tiểu tĩnh mạch. Hệ thống vi tuần hoàn là hệ thống cung cấp máu trực tiếp cho mô và cơ quan. Truyền dịch là tiếp nhận dịch thụ động, không tác động suy chuyển gì tới vi tuần hoàn.

Trái với truyền dịch, ăn làm tăng tốc vi tuần hoàn ngoại biên. Ăn kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, làm giãn nở cơ thắt tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Nhờ vào sự giãn nở này, máu được tràn về tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch nhiều hơn, máu đi qua vi tuần hoàn nhiều hơn, mô, tế bào được nuôi dưỡng tốt hơn. Do đó, vết thương ngoài da của người bệnh được phục hồi tốt hơn.

So sánh những bệnh nhân nhập viện do phải can thiệp mổ xẻ. Nếu một người yếu ớt, không thể ăn được, chỉ trông chờ vào truyền dịch, vết mổ của họ sẽ lâu liền hơn. Nhưng một người khác cũng thực hiện cuộc mổ tương tự, nếu họ ăn được sớm ngày nào, vết mổ nhanh khô hơn và sự liền vết thương cũng tốt hơn ngày đó. Đó là do vi tuần hoàn tại vết thương được khơi thông.

Theo SKĐS

Củng cố, duy trì đội cơ động hỗ trợ tuyến dưới xử lý dịch bệnh trong mưa lũ
Củng cố, duy trì đội cơ động hỗ trợ tuyến dưới xử lý dịch bệnh trong mưa lũ
(Ngày Nay) - Bộ Y tế cho biết, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, nhất là tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ và xảy ra tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở nhiều địa phương đã gây các thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân.
Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
(Ngày Nay) - Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Sĩ (SDC) ngày 12/9 thông báo sẽ cử 6 chuyên gia từ bộ phận Viện trợ Nhân đạo Thụy Sĩ đến Việt Nam và cung cấp 1 triệu franc để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi tại quốc gia Đông Nam Á này.
Di dời người dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm
Di dời người dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm
(Ngày Nay) -  Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu sau bão số 3, một số tỉnh, thành phố đã triển khai phương án di dời người dân tại các khu vực nguy hiểm và chuẩn bị lực lượng, phương tiện cứu hộ khi cần thiết. Mục tiêu là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Phú Thọ: Nước rút tới đâu, khắc phục tới đó
Phú Thọ: Nước rút tới đâu, khắc phục tới đó
(Ngày Nay) - Với tinh thần “nước rút tới đâu, khắc phục tới đó”, hiện nay nhiều địa phương của tỉnh Phú Thọ đang dồn sức khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất của người dân sau ảnh hưởng của mưa lũ.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh "đừng quên tiêm vaccine sởi cho trẻ"
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh "đừng quên tiêm vaccine sởi cho trẻ"
(Ngày Nay) -  Thời gian qua, các bệnh viện nhi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ mắc sởi biến chứng nặng. Hầu hết các trẻ đều có bệnh lý nền mạn tính, chưa được tiêm vaccine phòng sởi hoặc tiêm chưa đầy đủ. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh “đừng quên tiêm vaccine sởi cho trẻ”.
Dồn lực hỗ trợ người dân vùng rốn lũ Nho Quan
Dồn lực hỗ trợ người dân vùng rốn lũ Nho Quan
(Ngày Nay) -  Những ngày qua, mưa lớn kết hợp với nước thượng nguồn đổ về khiến hàng nghìn hộ dân của huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) ngập trong nước lũ. Mất điện sinh hoạt, thiếu nước sạch khiến đời sống sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ bà con nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ.
Sẵn sàng mọi phương án thoát lũ sông Hoàng Long, Ninh Bình
Sẵn sàng mọi phương án thoát lũ sông Hoàng Long, Ninh Bình
(Ngày Nay) -  Chiều tối 12/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Đoàn công tác đã kiểm tra phương án thoát lũ sông Hoàng Long, có nguy cơ ảnh hướng đến hơn 58.000 người dân thuộc 12 xã, hai huyện Nho Quan và Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.