Giáo dục ở Đức qua trải nghiệm của mẹ Việt

Giáo dục ở Đức qua trải nghiệm của mẹ Việt

Ngày 28/8 vừa qua là một ngày trút được gánh nặng của mẹ con tôi. Sau 7 năm theo đuổi chuyên ngành Anh ngữ và Sinh học, con gái lớn của tôi đã chính thức nộp bài luận án tốt nghiệp thạc sĩ ngành Giáo dục dày 4cm với hy vọng đạt được điểm cao để dễ chọn nơi giảng dạy hoặc công tác.
* * *

Tôi có ba đứa con, hai đứa gái lớn hôm nay vừa tròn 26 và 24 tuổi, và một cu con sắp 14. Các con tôi đều vào lớp 1 khi vừa tròn 7 tuổi, cái tuổi mà người Đức cho rằng các con đã đủ sinh lực để có thể gánh vác những viên gạch đầu tiên trong cuộc đời. Tất nhiên cũng có những đứa trẻ ngoại lệ được đi khai giảng với độ tuổi lên 6 hoặc thậm chí năm tuổi rưỡi, điều này phần lớn là nguyện vọng của gia đình.

  Nước Đức rất khuyến khích người dân sinh đẻ vì tương lai ích lợi xã hội chung, các bé có thể đi nhà trẻ từ lúc vài tháng tuổi. Nhà nước cũng khuyến khích, tạo điều kiện mọi mặt cho người mẹ hoặc người bố có thể thay phiên nhau “nghỉ đẻ” trong vòng 3 năm đầu đời để em bé được chăm sóc một cách tốt nhất. Với người Đức, không có gì thân thiện và ân cần hơn là sự yêu thương của cha mẹ.

Giáo dục ở Đức qua trải nghiệm của mẹ Việt ảnh 1
Gia đình chị Võ Hạnh với nhiều trải nghiệm giáo dục ở Đức.

Trước khi đến trường, hầu hết trẻ em ở Đức sẽ đi mẫu giáo từ lúc 3 tuổi. Ở Đức rất đông người nước ngoài nhưng người ta không nghe thấy tên “Trường quốc tế” bao giờ. Trong nhà trẻ, các bé phải học và giao tiếp bằng tiếng Đức. Nơi con tôi đi mẫu giáo, trường còn có câu lạc bộ sinh hoạt cho các cháu có nguồn gốc nước ngoài để các cháu trau dồi tiếng mẹ đẻ và tiếng Đức, học hỏi và làm quen những cái hay, cái đẹp của các nên văn hoá trên thế giơi, mục đích chính đó là tạo điều kiện cho người nước ngoài hoà nhập và trở thành công dân Đức.

Ở mầm non, mỗi sáng buổi học bắt đầu là bài đạo đức, cả lớp ngồi quây vòng tròn và hát đồng ca bài hát chào buổi sáng, sau đó là ăn sáng. Các con được tự chọn đồ ăn, nhưng chỉ được lấy vừa ăn, đói lấy thêm, không phí phạm nếu không hợp khẩu vị. Trong giờ học, muốn nói thì giơ tay nhưng không phải thưa gửi. Xưng hô giữa thầy cô và các bạn luôn bình đẳng trong quan hệ luôn tôn trọng lẫn nhau. Hầu như chiều nào các phụ huynh đón con cũng thấy con mình lem luốc bùn, cát hoặc màu vẽ vì chúng nó được chơi tự do như chăm sóc gia cầm, trèo cây, đào đất, chạy nhảy... Người Đức muốn các con tiếp xúc với môi trương tự nhiên để tăng đề kháng cơ thể cho các cháu, để làm quen và tôn trọng thiên nhiên. Tháng 6 hàng năm là các nhà mẫu giáo tổ chức “đuổi” trẻ lớn lên cấp tiểu học.

Giáo dục ở Đức qua trải nghiệm của mẹ Việt ảnh 2
Giáo dục tại Đức khác với các nước châu Á.

Ngày khai giảng hàng năm của Đức không đồng nhất vì nó phụ thuộc vào lịch nghỉ hè của từng tiểu bang. Trẻ con đi học được phân bổ theo vùng và trường gần nhà nhất. Đến hết lớp 7, những trẻ ở làng nhỏ không có trường học hoặc ở xa cách trường học từ 2km trở lên thì thành phố, huyện sẽ cấp vé thông hành cả năm miễn phí xe buýt đưa đón hàng ngày. Các con đi học không mất phí, chỉ phải mua sách vở đồ dùng học tập và đóng tiền in  những bài học cần thiết.

Trong trường cấp một, ở môn Đạo đức, các bé được học về nhân quyền nhiều hơn. Các tiết học xen kẽ các môn văn hoá và vui chơi, thủ công. Từ lớp 3 trẻ sẽ phải tập làm quen với Anh ngữ, và từ lớp 4 Ngoại ngữ sẽ được đánh giá bằng điểm như các môn khác. Ở lớp bé, các con không học đánh vần và đếm, nhận nhớ mặt chữ và toán tư duy là cách học năm đầu của trẻ cấp một. Bài tập về nhà thường rất ít bởi cô giáo đòi hỏi sự tập trung cùng tham gia hoàn thành giờ học, khi giờ học kết thúc, trẻ con có thể ăn trưa và sau đó làm bài tập ở trường dưới sự quản lí và giúp đỡ của các nhân viên giáo dục.

Đối với các gia đình Đức nói chung, các trường học cả ngày thường rất được quan tâm và ưa chuộng, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà cho tất cả học sinh lớn đến hết cấp 3. Kết thúc các giờ học chính, học sinh có thể tham gia hoạt động nhiều Câu lạc bộ khác nhau như: Ngoại ngữ, Thể thao, vi tính và phụ đạo do các em học sinh khá của trường đảm nhiệm giúp các em yếu kém. Thù lao cho những em học khá này do Bộ giáo dục trả theo mức lương tối thiểu của Đức đã đề ra, khoảng 10€/giờ học.

Chương trình giáo dục nói chung của Đức là do Bộ Giáo dục và Đào tạo của tiểu bang quyết định chứ không thống nhất toàn quốc. Chủ trương của Bộ GD tiểu bang sẽ được Ban giáo dục mỗi thành phố hoặc huyện triển khai xuống từng trường, sau đó, hiệu trưởng của từng trường sẽ quyết định cho trường mình thực hiện yêu cầu chủ trương bằng cách nào, với bộ giáo khoa nào và sẽ lại tiếp tục phổ biến tới các chủ khoa từng bộ môn trước khi  tới giáo viên giảng dạy. Chuyện soạn giáo trình và giảng dạy của giáo viên thì tuỳ thuộc vào thói quen và khả năng của từng giáo viên, hoặc dưới sự thống nhất của toàn khoa, miễn là đạt chỉ tiêu giảng dạy đúng hiệu quả mà nhiều khi không cần đúng quy trình với sách giáo khoa.

Điều đáng ngạc nhiên với người Việt Nam như tôi đó là cùng ở trong một thành phố huyện nhỏ, cho dù thành phố có bao nhiêu trường cấp 1, 2 hay 3 thì hầu như học sinh đều phải mua hoặc mượn sách giáo khoa (có phụ phí) khác nhau, chương trình học rất khác nhau nhưng mục tiêu đào tạo kiến thức thì như một. Sách vở của anh chị do vậy phần lớn các em không còn dùng được.

Giáo dục ở Đức qua trải nghiệm của mẹ Việt ảnh 3

Kết thúc cấp I, những đứa trẻ nào có điểm khá giỏi và có chứng chỉ chuyển tiếp của trường sẽ được vào trường “Gymnasium” tạm dịch là Trung học phổ thông, (THPT), còn những trẻ khác sẽ đi về các trường “Realschule” tạm dịch là Trung học cơ sở, (THCS) hoặc “IGS” là Trung học tổng hợp. Còn một loại trường nữa dành cho các em yếu kém gọi là “Hauptschule” - trường “Chung chung”!

Mỗi thành phố cấp huyện phải có ít nhất một trường dành cho các cháu bị hạn chế về phát triển trí não. Còn các bạn chỉ bị tật bẩm sinh nhưng trí não bình thường thì sẽ được đi học ở trường bình thường.

Trường Hauptschule sẽ mang lại kiến thức giao tiếp xã hội bình thường, những kiến thức cơ bản cần thiết nhất cho cuộc sống mà một công dân cần và nên biết. Ở đây, các bạn trẻ sẽ học hết lớp 9 và sẽ phải làm bài tốt nghiệp để có thể xin đi học nghề hoặc chuyển ngang sang các trường dạy kiến thức cao hơn.

IGS - trường tổng hợp là loại trường giảng dạy kiến thức trung bình cho tổng hợp các tầng lớp học sinh, từ bình thường đến khá giỏi vì học sinh được tự do lựa chọn trường này. Nhưng trong trường cũng được phân loại học sinh theo trình độ thực tế để được truyền đạt kiến thức khác nhau, một phần học sinh trường Tổng hợp này cũng được dạy và học hướng nghiệp vào đại học, thi tốt nghiệp như các bạn trường THPT.

Realschule- trường THCS là trường cho học sinh trung bình khá. Tất cả kiến thức được học sẽ được nâng cao hơn trường Hauptschule, nhưng trẻ con sẽ phải học hết lớp 10, sau đó cũng phải thi lấy bằng tốt nghiệp, trừ học sinh tiểu bang Rheinland Pfalz là không phải thi lấy bằng tốt nghiệp THCS.

Với bằng tốt nghiệp Tổng hợp và THCS, các em có thể xin đi học nghề. Trong thời gian học nghề, chúng sẽ phải đi làm cho hãng xưởng để thực hành những lí thuyết được học trong trường học nghề. Có những cá nhân học sinh có điểm tốt nghiệp IGS và THCS cao nếu có nguyện vọng muốn vào đại học, các em có thể xin chuyển lên trường THPT hoặc trường bổ túc để học và luyện thi trong vòng 3 năm như các bạn ở trường THPT lớp 11,12,13.

Trung học phổ thông “Gymnasium” là trường đào tạo học sinh để lên thẳng Đại học, trẻ con thường phải học hết lớp thứ 13 (hệ mới). Mặc dù kiến thức học có chênh nhau nhưng khi kết thúc lớp 10 ở đây, trẻ con sẽ được chứng nhận có bằng học lực giá trị giống bằng tốt nghiệp THCS mà không cần phải thi tốt nghiệp. Trong suốt thời gian học trong trường Gymnasium THPT, nếu học sinh quá yếu kém sẽ bị nhà trường chuyển xuống hệ trường thấp hơn như THCS hoặc IGS, học sinh có thể học lại một năm trong trường nếu học lực không phải là quá yếu kém.

Một điều cần biết ở Đức, đó là: dù không khai giảng cùng một ngày, dù chương trình và thời gian học có khác nhau nhưng khi tốt nghiệp thì học sinh toàn quốc phải thi viết tốt nghiệp cùng một ngày, giờ, phút với đề thi do Bộ giáo dục từng tiểu bang ra đề và niêm phong.

May mắn cho tôi là cả ba đứa con đều có nguyện vọng lên thẳng đại học nên những năm phổ thông cơ sở chúng nó học hành tới nơi tới chốn.

Là bà mẹ của 3 con, sợ mình có thể sai lầm trong phương pháp dạy con nên tôi mạnh dạn hỏi ý kiến của gia đình chồng người Đức (cả bố mẹ và anh chị chồng đều là giáo viên THPT) về hướng giáo dục mới. Tôi nhận được câu trả lời: Hãy tạm gác sự giáo dục kiểu châu Á lại và để các con tự nhiên phát triển theo môi trường sinh hoạt. Nếu con học kém, hãy để nó học lại, không có gì độc hại cả. Dù có giải thích trăm lần, chỉ cho nó thấy chục con đường nhưng khi nó không muốn thì nó sẽ luôn chống đối mà thôi.Vì vậy, tôi học cách chỉ khuyên nhủ con, còn lại cho chúng tự quyết định. May mắn là con trai tôi qua tuổi dậy thì vô cùng ngoan ngoãn, hai chị nó vào thẳng đại học. Kinh nghiệm bản thân tôi có phần dày lên theo thời gian, nhìn các con vui, khoẻ và cảm thấy hạnh phúc là niềm an ủi lớn nhất.

Có những đứa trẻ đi đường vòng vì không lên thẳng được đại học nhưng nếu tay nghề khá thì các công sở ở Đức vẫn cho đi học đại học tại chức để nâng cấp, tăng lương. Ở Đức, hầu như người ta không thấy tình trạng học gạo mà chỉ có học vì gạo. Con đường nào rồi cũng sẽ đến đích, bởi xã hội tư bản thực dụng chỉ rõ xã hội chỉ giàu và mạnh khi hãng xưởng không những có kĩ sư giỏi mà còn có nhiều công nhân tay nghề cao. Một cỗ máy chỉ hoạt động trơn tru khi các răng chạy khớp khít với nhau. Giáo dục ở Đức cho trẻ em được phát triển theo sở thích và sở trường của từng đứa. 

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.