Trường học Ý đóng cửa, thày hiệu trưởng gửi thư cho học trò

(Ngày Nay) - Một thầy hiệu trưởng đã viết một bức thư gửi tới các học sinh trường trung học Voltoa ở Milan (Ý) sau khi chính phủ quyết định đóng cửa trường để ngăn chặn dịch Covid-19, bài viết này sau đó đã được đăng tải trên website của trường.
Thày hiệu trưởng Domenico Squillace.
Thày hiệu trưởng Domenico Squillace.

“Gửi các học trò những ngày này,

Các em thân mến. Chẳng có gì mới dưới ánh mặt trời, nhưng việc các trường học bị buộc phải đóng cửa khiến thày viết bức thư này để gửi tới các em.

Trường của chúng ta là một ngôi trường có bề dày lịch sử và truyền thống, việc các nhà chức trách đóng cửa trường trong thời gian này là trường hợp hiếm hoi và thực sự đặc biệt. Thày không thể đánh giá được sự phù hợp của biện pháp này, vì thày không phải là một chuyên gia, và thày cũng không giả vờ làm như vậy.

Thày tôn trọng và tin tưởng các cơ quan chức năng và tuân thủ các chỉ dẫn. Tuy nhiên, điều mà thày muốn nói với các em là hãy luôn tỉnh táo và không để bản thân bị ảnh hưởng bởi nỗi thất vọng chung của mọi người để tiếp tục một cuộc sống bình thường.

Hãy tận dụng những ngày nghỉ để ra ngoài đi dạo, đọc một cuốn sách hay, và chẳng có lí do gì mà các em lại phải ở trong nhà, nếu như các em khoẻ mạnh. Không có lí do gì để đến các siêu thị và hiệu thuốc để điên cuồng mua sắm ở đó, khẩu trang là để dành cho những bệnh nhân, họ mới thực sự là những người cần đến chúng.

Tốc độ lây lan của dịch bệnh này tới toàn thế giới chỉ là vấn đề thời gian: chẳng có bức tường nào có thể ngăn cản nổi nó, mầm bệnh đã tồn tại hàng thế kỷ trước, chỉ là nó phát triển chậm hơn bây giờ.

Một trong những mối nguy lớn nhất trong sự kiện này, mà biên kịch Manzoni đã chỉ ra (và có lẽ cả nhà văn Boccaccio cũng vậy), đó là việc mối quan hệ giữa người với người và đời sống xã hội của chúng ta đang bị nhiễm độc.

Bản năng tàn nhẫn của con người là khi cảm thấy bị đe doạ bởi một kẻ thù vô hình, ta sẽ nhìn thấy chúng ở khắp nơi, và điều này sẽ khiến chúng ta xem nhau như những kẻ xâm lăng.

Nếu so với những đại dịch ở các thế kỉ 14 và 17, chúng ta có nền y học hiện đại ở bên mình và hãy tin thày, sự tiến bộ và chắc chắn của nền y học là không hề nhỏ. Hãy sử dụng suy nghĩ tích cực đó để ta có thể bảo tồn những tài sản quý giá của mình, đó là kết cấu xã hội chúng ta, nhân tính của chúng ta.

Nếu chúng ta không làm được điều đó, dịch bệnh sẽ chiến thắng. Hẹn gặp các em ở trường.

Thày Domenico Squillace”.

Theo Medium
Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.