Con người đang sống trên Trái đất, hành tinh thứ ba và là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời của chúng ta là một hệ hành tinh gồm 9 hành tinh quay quanh một ngôi sao duy nhất là Mặt trời.
Hệ Mặt Trời còn có vô số các tiểu hành tinh, |
Ngoài ra, còn có hơn 60 vệ tinh lớn nhỏ quay quanh các hành tinh; và vô số các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch cùng quay quanh Mặt Trời với những chu kì khác nhau.
“Việc quan sát những chuyển động của gió Mặt Trời có thể giúp chúng tôi (các nhà khoa học) xác định đường đi của các vật thể không gian (bao gồm các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch) có lao vào Trái Đất hay không. ví như thiên thạch Chelyabinsk lao xuống Nga ngày 15/2/2013, và vô hiệu hóa nó trước khi chúng nổ tung hay đâm sầm vào Trái Đất.”, nhà nghiên cứu khoa học Trái Đất Hanying Wei, thuộc trường Đại học California (Mỹ) phát biểu trong cuộc họp thường niên lần thứ 47 của Hiệp hội Địa lý Mỹ (AGU).
Theo ông Hanying Wei, những vật thể ngoài vũ trụ càng nhỏ thì càng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Vì các nhà khoa học sẽ khó có thể phát hiện ra nó dù có dùng kính thiên văn để quan sát.
Xem thêm: Trái đất có nguy cơ bị thiên thạch đường kính 400m lao thẳng vào
Các nhà khoa học Mỹ hi vọng, Gió Mặt Trời có thể 'tố cáo' |
Những mối đe dọa tiềm ẩn từ vũ trụ
Các sao chổi, dù đi đến gần hoặc đi ra xa Mặt Trời, đều tạo ra những cái đuôi hướng ra bên ngoài Mặt Trời.
Theo nhà vật lý không gian Hairong Lai, đồng tác giả nghiên cứu thuộc trường trường Đại học California, những vật thể vũ trụ kích thước nhỏ chưa đủ để phá hủy Trái Đất hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng có những tác động cục bộ (tại vùng hứng thiên thạch lao vào trực tiếp hoặc nơi chúng phát nổ) kéo dài đến hàng thập kỷ.
Đơn cử như thiên thạch Chelyabinsk rơi xuống vùng Chelyabinsk, miền trung nước Nga năm 2013. Với sức công phá tương đương 25 quả bom nguyên tử cộng lại (mặc dù thời điểm nó phát nổ cách Trái Đất khoảng 25 km), thiên thạch đường kính 17m này đã phá hủy và gây hư hại gần 4.000 công trình, tòa nhà tại Nga; khiến 1.200 người bị thương. Tác động của thiên thạch khủng khiếp tới nỗi NASA gọi vụ nổ thiên thạch này là vụ nổ lớn nhất trong vòng 100 năm qua.
Các nhà khoa học đã tìm thấy các mảnh vỡ của |
Hay như thiên thạch chỉ lớn 15m phát nổ trên bầu trời thuộc khu vực thị trấn miền núi Carancas (Peru) ngày 15/9/2007 khiến ít nhất 600 người nhập viện vì ngộ độc thạch tím. Nguyên nhân là do, thiên thạch này phát nổ đúng vị trí có mạch nước ngầm nhiễm độc.
Hai ví dụ trên cho thấy, các nhà khoa học chỉ mới phát hiện được 1% các nguy cơ tiềm ẩn từ các vật thể lạ ngoài vũ trụ có khả năng xâm nhập vào Trái Đất. Còn rất nhiều vật thể đường kính nhỏ hơn 10m đang ‘lăm le’ lao vào Trái Đất và gây nên những tác hại gián tiếp đến con người và sinh vật sống.
Nhờ gió Mặt Trời nhận diện các vật thể lạ ngoài không gian
Gió Mặt Trời là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của Mặt Trời (còn gọi là Vành nhật hoa, vành không gian phát ra ánh sáng quanh Mặt Trời). Gió Mặt Trời mang các hạt electron và proton ở năng lượng cao (khoảng 500 kiloelectron-volt (keV)).
Sức mạnh khủng khiếp của Gió Mặt Trời |
Nhóm các nhà nghiên cứu cho hay, khi thiên thạch va chạm ngẫu nhiên vào đám mây bụi bao quanh một tiểu hành tinh sẽ tạo ra những đám mây bụi siêu mịn (kích thước nhỏ hơn gấp nhiều lần).
Từ điều này, các nhà khoa học đã tự đặt câu hỏi, liệu sự hiện diện của các đám mây bụi siêu mịn này (một sản phẩm phụ của các va chạm thảm khốc trong không gian) có thể giúp họ nhận diện các tiểu hành tinh, sao chổi hay các vật thể nhỏ hơn có các đám mây bụi đi theo sau?.
Theo ông Hanying Wei, các nhà khoa học không chắc chắn những tín hiệu cảnh báo đám mây bụi có nguy cơ lao vào Trái Đất được bao lâu. Vì các đám mây bụi này có thể tăng tốc từ gió Mặt Trời, tách khỏi lực hấp dẫn của các tiểu hành tinh và ‘đi lạc’ vào Trái Đất.
Bằng các sử dụng dữ liệu thu được từ các tàu vũ trụ (như tàu thăm dò SOHO hay Ulysses) về kích thước và quy mô của nhiễu loạn từ trường, cùng với các dữ liệu thu được trước đó về tốc độ và đặc điểm của vùng không gian liên sao (interstellar bodies), nhóm nghiên cứu có thể tính toán được kích thước và hình dáng của đám mây bụi.
Khi lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và, dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi và đuôi khí |
Từ đó, các nhà khoa học có thể dự đoán được đường đi của đám mây bụi và tính toán liệu rằng chúng có ‘lạc’ vào quỹ đạo Trái Đất hay không.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện tiểu hành tinh 138175, với chu kỳ xoay quanh Mặt Trời là 368 ngày, có chiếc ‘đuôi’ với hàng chục nghìn vật thể nhỏ đã chết có thể đe dọa đến Trái Đất.
Ngược lại, tiểu hành tinh 308635, với chu kỳ quay quanh Mặt Trời 455 ngày, không hề có ‘đuôi’ là các đám mây bụi.
Các nhà nghiên cứu hi vọng, phương pháp mới này có thể giúp các nhà khoa học xác định khả năng tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch nào gây ra mối hiểm họa tiềm tàng đối với Trái Đất.
Xem thêm:
1. Trái đất có nguy cơ bị thiên thạch đường kính 400m lao thẳng vào
2. Hubble – ‘nhãn cầu’ quan sát vũ trụ rộng lớn của Trái Đất
3. Tàu robot của NASA phát hiện dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa?
4. Những câu hỏi lớn về Trái Đất chưa có lời giải
5. Những phát hiện thú vị về sao Hỏa chưa được giải mã