Giới chuyên gia đề cao những các biện pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội của Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong bài viết mới đây trên báo Inquirer, ông Richard Heydarian, chuyên gia về chính trị, quan hệ quốc tế và Biển Đông thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Stratbase ADR (ADRi) khẳng định Việt Nam hiện là động lực kinh tế mang lại những bài học hữu ích cho các nước tương đồng. Cụ thể, theo ông, có 3 bài học chính mà các nước khác có thể rút ra từ Việt Nam.
Giới chuyên gia đề cao những các biện pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội của Việt Nam

Ông Heydarian khẳng định bài học đầu tiên và được cho là quan trọng nhất từ Việt Nam là việc chú trọng đến giáo dục cơ bản, đặc biệt là môn toán và khoa học. Mặc dù vẫn là một quốc gia đang phát triển nhưng Việt Nam đã đứng thứ 8 trên thế giới khi lần đầu tiên được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), có trụ sở tại Paris, đưa vào Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (Pisa) có uy tín. Điều đó có nghĩa là học sinh ở Việt Nam có thể "vượt trội" phần lớn học sinh ở các nước giàu, hơn về trình độ cơ bản đối với toán, khoa học và khả năng đọc hiểu.

Bài học thứ hai là sự kết hợp tối ưu giữa phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Thay vì phụ thuộc quá nhiều vào lĩnh vực dịch vụ như ở Ấn Độ và Philippines, hay các ngành công nghiệp khai thác như ở Indonesia, Việt Nam đã trở thành một cường quốc cả về nông nghiệp và sản xuất. Nhờ các chính sách chủ động về thương mại, công nghiệp và nông nghiệp, quốc gia Đông Nam Á này đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất trong nhóm các loại lương thực chính, chẳng hạn như gạo, cũng như các thiết bị điện tử có giá trị gia tăng cao. Không chỉ vậy, trong bối cảnh dịch COVID-19 tấn công thế giới, buộc các nước phải áp đặt các biện pháp hạn chế, phong tỏa, Việt Nam là một số ít các quốc gia đạt mức tăng trưởng kinh tế dương.

Các chương trình quản lý dân số hiệu quả và nền kinh tế đa dạng của Việt Nam cũng giải thích tỷ lệ đói nghèo tương đối thấp. Mặc dù vẫn có vẻ mộc mạc, nhưng các thành phố lớn của Việt Nam cũng không có sự bất bình đẳng đáng kinh ngạc, vốn rất dễ dàng cảm nhận trong các khu ổ chuột lớn ở nhiều nước trong khu vực.

Chuyên gia Heydarian chỉ ra bài học thứ ba từ Việt Nam là cách tiếp cận độc đáo với thế giới bên ngoài. Theo ông, một mặt, quốc gia Đông Nam Á này đã “toàn cầu hóa” và mở cửa với thế giới dưới chính sách cải cách kinh tế Đổi mới mà không làm ảnh hưởng đến các giá trị xã hội đích thực, văn hóa ẩm thực sôi động và kiến trúc khác biệt. Hơn nữa, Việt Nam đã chủ động xây dựng mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với cả phương Tây, hoàn tất các hiệp định thương mại tự do với nhiều nước trong đó có Mỹ, Canada, Australia, các nước châu Âu, cùng Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Trên thực tế, từ một quốc gia từng phải vật lộn với nhiều thập niên chiến tranh tàn khốc trong suốt nửa sau của thế kỷ XX, Việt Nam đã vươn mình trỗi dậy một cách mạnh mẽ trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Theo chuyên gia Heydarian, sự đi lên nhanh chóng của Việt Nam thực sự gây ấn tượng, đặc biệt chỉ trong khoảng hơn 10 năm, Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Ông nêu rõ: “Trong khi xe máy từng chiếm ưu thế trên các con đường thì giờ đây, các mẫu ô tô Đức, xe thể thao đa dụng và xe sản xuất trong nước đã trở nên phổ biến ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đặc biệt đáng chú ý là những chiếc ô tô thương hiệu VinFast do tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập năm 2017”. Đầu năm nay, công ty Việt Nam thông báo sẽ thành lập khu phức hợp nhà máy trị giá 4 tỷ USD ở Bắc Carolina để sản xuất xe điện.

Không chỉ vậy, nhiều "gã khổng lồ" công nghệ còn tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Mới đây, Apple thông báo lần đầu tiên trong lịch sử, các sản phẩm Macbook và Apple Watch sẽ được sản xuất thông qua Luxshare Precision Industry và Foxconn tại Việt Nam. Ngày nay, hầu hết mọi sản phẩm hàng hiệu, từ thời trang (Armani Exchange), thể thao (Adidas) đến điện tử (Samsung), đều mang nhãn “Made in Vietnam”. Đối với một đất nước đã phải vật lộn với nhiều thập kỷ chiến tranh tàn khốc trong suốt nửa sau của thế kỷ 20, đây là một thành tựu không nhỏ.

Đề cập đến sức hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành sản xuất giá trị của Việt Nam, ông Christopher J Marriott, Tổng Giám đốc Savills Đông Nam Á cho biết, doanh nghiệp Mỹ coi Việt Nam là nơi hấp dẫn để kinh doanh với đội ngũ người lao động chất lượng, phân phối tốt và sức cầu của thị trường cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là thị trường có sức tăng trưởng mạnh mẽ, phù hợp để kinh doanh và đầu tư trong thời gian dài.

Theo ông Christopher J Marriott, Việt Nam có lợi thế lớn về năng lực sản xuất nhóm ngành công nghệ cao, được thúc đẩy bởi lực lượng lao động có trình độ cao. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất và logistics phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam cũng rất hấp dẫn. Với mạng lưới logistics hiện nay, việc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp và xuất khẩu hàng hoá đang bắt đầu cải thiện. Đây là điều sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư vào Việt Nam thời gian tới.

Giới chuyên gia khẳng định so sánh với các thị trường khác trong khu vực, chi phí đầu tư tại Việt Nam là rất lý tưởng. Thêm vào đó, lực lượng lao động tại Việt Nam có thái độ làm việc tốt, có trình độ cao. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 thành phố lớn, chuyên sản xuất các mặt hàng công nghệ và điện tử cao cấp. Đây sẽ là nền tảng cho các ngành công nghiệp cơ bản và ngành công nghiệp cấp cao trong mảng công nghệ và điện tử, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực logistics, bất động sản, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế.

TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.