Giới hạn nào dành cho người hâm mộ K-pop?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi bỏ ra một số tiền lớn để ủng hộ thần tượng, một số người hâm mộ tự cho mình cái quyền “điều khiển” cuộc sống của idol.
Người hâm mộ là chìa khóa thành công của nghệ sĩ. Ảnh: Getty Images
Người hâm mộ là chìa khóa thành công của nghệ sĩ. Ảnh: Getty Images

Mới đây, nữ thần tượng thuộc nhóm nhạc aespa (SM Entertainment), Karina, đã đăng tải bức thư tay xin lỗi lên Instagram cá nhân của mình. Cô viết: “Tôi chân thành xin lỗi vì đã khiến người hâm mộ bất ngờ.”

Karina đã làm gì nghiêm trọng sao? Việc duy nhất cô làm là thừa nhận đang tìm hiểu nam diễn viên Lee Jae-wook.

Việc nữ thần tượng phải đứng lên xin lỗi chỉ vì đang yêu đương khiến nhiều người “qua đường” bối rối. Sự kiện này cũng đã mở ra thế giới quyền lực của những người hâm mộ chịu chi.

Tình yêu phải trả giá

Người hâm mộ giúp thần tượng giàu có và nổi tiếng. Có những người chỉ ủng hộ “bằng tâm” hoặc trong tầm khả năng của mình. Thế nhưng, không ít người hâm mộ coi việc theo đuổi thần tượng là công việc. Họ phát nhạc của các ngôi sao yêu thích suốt ngày đêm kể cả khi ngủ, để tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng. Họ tổ chức các buổi bình chọn hàng loạt trong các mùa giải thưởng. Đôi khi họ còn thuê bảng quảng cáo kỹ thuật số ở những nơi nổi tiếng như Quảng trường Thời đại để trình chiếu hình ảnh/ video của thần tượng.

Giới hạn nào dành cho người hâm mộ K-pop? ảnh 1

Karina (trái) là trưởng nhóm aespa. Ảnh: Chopard

Chính vì bỏ ra quá nhiều như vậy, những người hâm mộ này đòi hỏi idol cũng phải đối xử với họ đặc biệt hơn.

Khi tin tức về mối quan hệ của Karina vỡ lở, một số người hâm mộ đã thuê xe tải chở màn hình led đến trước công ty quản lý của cô. Họ công khai chỉ trích nữ thần tượng: "Tình yêu mà người hâm mộ dành cho cô chưa đủ sao?"

Sự gần gũi giả tạo

Parasocial relationship (tạm dịch: mối quan hệ cận xã hội) chỉ mối quan hệ đơn phương, trong đó một bên dành phần lớn thời gian, cảm xúc và tiền bạc cho người kia nhưng họ lại không biết đến sự tồn tại của đối phương.

Nhà báo Jeong Deok-hyeon cho biết: “Ngành công nghiệp thần tượng ngày càng khuyến khích người hâm mộ thể hiện sự yêu thích của mình thông qua chủ nghĩa tiêu dùng. Vì vậy, mong muốn được “đền bù” (cho khoản đầu tư mà họ đã bỏ ra) cũng tăng theo. Điều này khiến người hâm mộ đưa ra những yêu cầu như thể đang đe dọa.”

Giới hạn nào dành cho người hâm mộ K-pop? ảnh 2

Karina và nam diễn viên Lee Jae-wook. Ảnh: Naver

Một số người cho rằng chính nghệ sĩ và công ty quản lý đã tạo điều kiện cho “sự gần gũi giả tạo” này nảy nở.

Các công ty bắt đầu tạo ra các ứng dụng xã hội giúp người hâm mộ theo dõi cuộc sống hàng ngày của thần tượng. Một số ngôi sao cũng đã mua quà cho người hâm mộ hoặc gọi điện trực tiếp cho họ.

Bà Cedabough Saeji từ Đại học Quốc gia Pusan gọi vụ việc của Karina là "một trường hợp kinh điển về việc người hâm mộ cố gắng “trừng phạt” thần tượng.” Bà cho rằng người hâm mộ ban đầu tức giận vì tin hẹn hò, sau đó là vì nữ thần tượng đã xin lỗi “sai cách”. Họ cảm thấy lẽ ra Karina nên đăng lời xin lỗi của mình trên một diễn đàn chỉ dành cho người hâm mộ chứ không phải trên một nền tảng công cộng như Instagram.

Chị Jeong, người hâm mộ nhóm nhạc nam NCT 127, cũng chăm chỉ phát trực tuyến nhạc của nghệ sĩ yêu thích và trả tiền để bình chọn cho họ trên các chương trình âm nhạc và các lễ trao giải.

Chị chia sẻ: “Người hâm mộ là chìa khóa thành công của nhóm. Họ coi thần tượng là một “sản phẩm”. Nếu muốn nhìn thấy “sản phẩm” biểu diễn trên sân khấu lâu dài thì cả nghệ sĩ, người hâm mộ và ban quản lý đều sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức.”

ARMY, cộng đồng người hâm mộ đông đảo của nhóm nhạc nam nổi tiếng nhất thế giới BTS, đã thay mặt nhóm thực hiện các dự án từ thiện, đồng thời vận hành các tài khoản X (trước đây là Twitter) để dịch tất cả nội dung liên quan đến BTS, từ lời bài hát đến bài đăng trên mạng xã hội của các thành viên.

“Tất cả đều tốn tiền và thời gian. Ngành công nghiệp thần tượng thu lợi nhuận từ đó.” Chị Jeong nói.

Thay đổi thái độ

Nhà báo Jeff Benjamin cho biết một số thần tượng có thể cảm thấy "có nghĩa vụ phải làm cho người hâm mộ của họ hạnh phúc.”

“Các nhóm nhạc K-pop thường có thời gian hoạt động ngắn ngủi, chỉ từ 4 đến 5 năm. Tôi nghĩ phần lớn lý do Karina đăng lời xin lỗi là vì cô ấy là nhóm trưởng của aespa và cô cũng muốn đảm bảo với người hâm mộ rằng cô ấy sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ."

Khi K-pop mở rộng thị trường sang các nước khác, thái độ của người hâm mộ cũng có phần thoải mái hơn.

"Cô ấy không đáng bị đối xử như vậy." Một tài khoản trên X bình luận. Cũng có người thể hiện rõ sự phẫn nộ: "Karina xin lỗi vì THÍCH ai đó chắc chắn là một trong những điều điên rồ nhất trên thế giới."

Một số người hâm mộ Karina ở Hàn Quốc vẫn tiếp tục ủng hộ cô.

Cô Jeong So-yeon, một MY (tên cộng đồng người hâm mộ của aespa) ở Seoul, lên tiếng bênh vực thần tượng: “Những ngôi sao hàng đầu khác vẫn ổn ngay cả sau “bê bối” hẹn hò. Tôi rất mong chờ những album tiếp theo của cô ấy."

Các nhóm nhạc K-pop cũng đã được mời biểu diễn tại các sự kiện quốc tế. Chẳng hạn, Seventeen sẽ trở thành nhóm nhạc K-pop đầu tiên biểu diễn tại Lễ hội Glastonbury năm nay. Đặc phái viên Liên Hợp Quốc - BTS - đã được mời biểu diễn tại trụ sở chính ở New York vào năm 2021.

Giới hạn nào dành cho người hâm mộ K-pop? ảnh 3

BTS được mời phát biểu tại phiên họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 2021. Ảnh: Bighit Music

Từ tháng 1 đến tháng 10 năm ngoái, tổng doanh thu bán album của K-pop đạt kỷ lục 243,8 triệu USD (không tính Hàn Quốc). Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc là ba thị trường hàng đầu.

Anh Benjamin hy vọng rằng người hâm mộ sẽ trở nên ủng hộ và cởi mở hơn, và ngành công nghiệp này có thể ít phụ thuộc hơn vào các chuẩn mực truyền thống.

Theo BBC
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?