Giới trẻ Nhật Bản ngại sinh con vì lý do kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát do Quỹ Nippon (Nhật Bản) thực hiện, có tới 46% những người trẻ tuổi ở Nhật Bản được hỏi cho biết họ muốn có con trong tương lai, song hơn một nửa trong số này khẳng định gánh nặng kinh tế và khó khăn trong việc cân đối với công việc hiện tại là trở ngại lớn đối với kế hoạch sinh con.
Giới trẻ Nhật Bản ngại sinh con vì lý do kinh tế

Cuộc khảo sát được thực hiện với 1.000 người Nhật Bản trong độ tuổi 17-19 về kế hoạch sinh con trong tương lai, trong đó 46% người trả lời “có thể” hoặc “chắc chắn” muốn sinh con, trong khi 23% cho biết “có thể” hoặc “chắc chắn” không muốn sinh con và 31% trả lời “không biết” hoặc “chưa nghĩ đến”.

Liên quan đến những rào cản đối với kế hoạch sinh con, 69% số người trẻ tuổi ở Nhật Bản được hỏi khẳng định đó là những áp lực tài chính và 54% cho biết khó cân bằng giữa công việc và chăm sóc con cái. Ngoài ra, 37% và 36% số người trẻ là nữ giới lần lượt cho hay họ đang chịu thêm áp lực về tinh thần và sức khỏe, trong khi 44% số người trẻ là nam giới khẳng định họ chịu thêm áp lực về thời gian dành cho công việc và gia đình.

Cuộc khảo sát cũng lấy ý kiến về mong muốn của những người trẻ tuổi ở Nhật Bản đối với các chính sách đối phó với tỷ lệ sinh giảm đang được Quốc hội nước này thảo luận. Kết quả, 39% số người được hỏi mong muốn con em mình được hưởng chế độ giáo dục miễn phí, 33% mong muốn tăng khoản trợ cấp nuôi con nhỏ và 20% muốn tăng thời gian nghỉ sinh con cũng như cải thiện điều kiện hoạt động của các cơ sở chăm sóc trẻ em.

Theo Giáo sư Masahiro Yamada, chuyên gia về lĩnh vực xã hội học gia đình thuộc Đại học Chuo, so với 30 năm trước, thế hệ trẻ Nhật Bản hiện nay đang ngày càng lo lắng về tương lai. Họ bước ra ngoài xã hội với nhiều suy nghĩ nặng trĩu như khó khăn khi tìm kiếm việc làm, thu nhập không chắc chắn, nhất là do tác động từ tình hình kinh tế nhiều biến động như hiện nay. Chính vì thế, họ cảm thấy bất an nhiều hơn nếu xác định kế hoạch sinh con.

Giáo sư Yamada cho rằng các giải pháp đang được Quốc hội Nhật Bản thảo luận để ngăn chặn tình trạng tỷ lệ sinh giảm như hỗ trợ tài chính cho các gia đình nuôi con nhỏ, mở rộng trợ cấp cho trẻ em…là cần thiết, nhưng cũng cần phải nhìn vào thực tế rằng ngày càng nhiều người trẻ tuổi không thể kết hôn vì gánh nặng tài chính đeo đẳng từ khi học đại học cho đến khi ra trường, đi làm.

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu dân số và an sinh xã hội quốc gia Nhật Bản, trong số những người dưới 34 tuổi chưa kết hôn thì có tới 17,3% nam giới và 14,6% nữ giới khẳng định không có kế hoạch kết hôn, tăng gấp 3 lần so với thời điểm năm 1992. Bên cạnh đó, 55% nam giới và 36,6% nữ giới tham gia khảo sát cho biết không có kế hoạch sinh con sau khi kết hôn. Chính vì thế, Giáo sư Yamada cho rằng Chính phủ Nhật Bản cần quan tâm đến cả các giải pháp như tăng học bổng, giảm chi phí giáo dục đại học, coi đây là một trong những giải pháp trọng điểm để khuyến khích giới trẻ xây dựng kế hoạch kết hôn và sinh con.

Không chỉ riêng Nhật Bản, tỷ lệ sinh giảm là vấn đề đang rất được quan tâm ở nhiều quốc gia châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, nhưng đặc biệt nghiêm trọng đối với Nhật Bản khi tuổi thọ trung bình của người dân nước này tăng dần trong những thập niên gần đây. Hiện Nhật Bản có tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 28% tổng dân số, cao thứ hai thế giới, chỉ sau Công quốc Monaco. Điều này gia tăng áp lực về bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là gánh nặng của lực lượng lao động chủ yếu là giới trẻ, là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến nhiều người trẻ của nước này có tâm lý ngại kết hôn cũng như sinh con.

Tháng trước, trong một phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thường niên, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết việc tập trung quan tâm đến các chính sách liên quan đến trẻ em và nuôi dạy trẻ em là vấn đề không thể chờ đợi và trì hoãn. Ông cũng khẳng định chính phủ nước này muốn tăng gấp đôi chi tiêu cho các chương trình liên quan đến trẻ em và một cơ quan chuyên trách về vấn đề này sẽ được thành lập vào tháng 4 tới để ngăn chặn tình trạng tỷ lệ sinh giảm.

Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.