Giới trẻ Trung Quốc tìm "cha mẹ ảo" trên mạng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mất kết nối với gia đình, nhiều thanh niên Trung Quốc tìm tới những người nổi tiếng trên mạng để thay thế tinhc cảm của cha mẹ ngoài đời.
Giới trẻ Trung Quốc tìm "cha mẹ ảo" trên mạng

Fan Xiaotong, một học sinh cấp hai đến từ Thượng Hải, thích chia sẻ mọi chuyện với bố mẹ. Bất cứ khi nào cảm thấy căng thẳng về bài kiểm tra toán hoặc ăn một món ngon miệng, cô bé 13 tuổi sẽ rút điện thoại ra và gửi tin nhắn cho bố mẹ.

Tuy nhiên, cặp phụ huynh mà Fan hay trò chuyện không thực sự là người thân ruột thịt của cô bé. Trên thực tế, Fan thậm chí còn không biết tên thật của họ. Họ là một cặp đôi chuyên tư vấn các mẹo nuôi dạy con cái trên Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc.

Đối với cô bé 13 tuổi, cặp "cha mẹ ảo" này có những tố chất mà cha mẹ mình không có, dù họ hiếm khi trả lời tin nhắn của cô.

Nhưng Fan không quan tâm. Cô bé thích cảm giác được chia sẻ tình cảm của mình với hai người và cảm giác hồi hộp khi thỉnh thoảng nhận được câu trả lời khích lệ.

Fan không hề đơn độc. Số lượng người làm nội dung giáo dục con cái trên mạng xã hội Trung Quốc đã gia tăng trong những tháng gần đây. Nhưng những người theo dõi thường xuyên nhất không phải là các bậc cha mẹ đang tìm kiếm lời khuyên, mà là những thiếu niên bị cuốn hút bởi thái độ cởi mở và quan tâm của những người trên mẹ.

Một số người theo dõi, như Fan, thậm chí muốn tìm kiếm tình cảm thật từ những người xa lạ trên mạng, bằng cách trút hết tấm lòng của họ qua hết tin nhắn này đến tin nhắn khác.

Trong hầu hết các trường hợp, những mối quan hệ trực tuyến này tương đối vô hại. Nhưng nhiều người ở Trung Quốc lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn mà xu hướng này gây ra, cũng như chỉ ra vấn đề tiêu cực trong các mối quan hệ gia đình hiện tại.

Tình yêu kĩ thuật số

Fan nói rằng cô bé cảm thấy xa cách về mặt tình cảm với cha mẹ ruột của mình, những người đã ly hôn vài năm trước. Sau khi chia tay, Fan sống với bố một thời gian, sau đó chuyển về ở với mẹ.

Tuy nhiên, Fan vẫn cảm thấy khó xử khi ở cạnh mẹ sau một thời gian dài xa cách. Nữ sinh này cho biết mẹ dường như không lắng nghe mình. Có lần, Fan nói với mẹ về những cảm xúc thật của mình. Đổi lại là một thái độ thờ ơ, thứ càng khiến cô bé thèm khát cảm giác được đối xử ân cần.

Fan sau đó tìm thấy điều này từ "cha mẹ ảo" trên mạng. Cặp đôi này đã nổi tiếng trên Douyin vào cuối năm 2023 bằng cách đăng những video dễ thương mô tả những tương tác phổ biến giữa cha mẹ và con cái: đi siêu thị, gọi điện video. Đặc biệt, cặp đôi luôn ứng xử một cách dịu dàng và thông cảm thay vì tỏ ra nghiêm khắc trong các tình huống.

Trong một đoạn clip được lan truyền rộng rãi vào tháng 11 năm ngoái, cặp đôi này nhảy múa vui vẻ dưới ánh đèn đường, trong khi một dòng chữ nhấp nháy chứa lời nhắn dành cho con họ. Đó là lời xin lỗi chân thành vì đã gây áp lực buộc con phải cố gắng kiếm được một công việc công vụ an toàn, ổn định.

"Cha mẹ không thể mang lại cho con một cuộc sống vô tư, vì vậy cha mẹ luôn hy vọng con sẽ tìm được một công việc ổn định. Nhưng nhìn thấy đôi mắt chán nản của con… cha mẹ có thể đã sai rồi”, theo lời nhắn được cặp đôi này chia sẻ.

Giống như nhiều video thuộc thể loại này, dường như không có gì là thật. Cặp đôi tuyên bố rõ ràng rằng họ đang đưa ra một tầm nhìn lý tưởng về việc nuôi dạy con cái. Nhưng giọng điệu và thông điệp đầy cảm xúc đã gây được tiếng vang với nhiều người ở Trung Quốc.

Một người dùng bình luận: “Tôi cảm thấy mình giống như một con chó hoang được nhặt lên từ ven đường và trao một nụ hôn nồng nàn”.

Đến đầu năm 2024, cặp đôi này đã có hơn 1 triệu người hâm mộ trên Douyin. Nhiều bài đăng của họ đầy rẫy các bình luận chia sẻ những trải nghiệm đau thương của người dùng và bày tỏ mong muốn cặp đôi này có thể trở thành cha mẹ của họ.

Một số người, như cô bé Fan, đã tiến xa hơn và thực sự nhận cặp đôi này làm cha mẹ ảo của họ. Một số thậm chí còn bắt đầu gọi cha mẹ thật của mình là “cha mẹ anh em họ”.

Fan chưa bao giờ yêu cầu những người có ảnh hưởng trở thành cha mẹ ảo của mình. Cô bé chỉ đơn giản là bắt đầu nhắn tin cho họ thường xuyên, luôn gọi họ là bố và mẹ. Mặc dù cặp đôi này quá bận rộn để trả lời mọi tin nhắn, nhưng những tin nhắn ngắn gọn của họ luôn tử tế và ân cần. Fan cho biết những cuộc trao đổi đã giúp cô bé nhẹ lòng.

“Nó giống như tìm ra một con đường mới để nhận được sự hỗ trợ về mặt tinh thần mà em không thể có được trong cuộc sống thực", cô bé nói. “Trong thâm tâm, em luôn khao khát một câu trả lời tốt hơn”.

Nỗi lo cho xã hội

Đối với những người tạo nội dung về nuôi dạy con cái ở Trung Quốc, công việc này đôi khi đem lại nhiều cảm xúc khó tả.

Wu, một bà mẹ 43 tuổi có hai con trai, bắt đầu viết blog về cuộc sống gia đình của mình vài tháng trước và kể từ đó đã thu hút được hơn 70.000 người theo dõi trên ứng dụng Xiaohongshu.

Nhiều người theo dõi Wu đã coi cô là mẹ ảo của mình. Hiện bà mẹ này đã nhận được hàng tá tin nhắn riêng tư từ “những con trên mạng” mỗi ngày. Nhiều người trong số họ là những thiếu niên đang phải vật lộn với những khó khăn về sức khỏe tâm thần và những hoàn cảnh gia đình đau buồn.

Một người dùng chia sẻ việc bị cha bạo hành bằng cách chỉ được tắm vào những thời điểm nhất định và bị đánh đập nếu không vâng lời. Nhiều lần, Wu đã nhận được tin nhắn từ người theo dõi về ý định quyên sinh.

“Sự xuất hiện của các "cha mẹ ảo" là một điều rất đáng buồn đối với xã hội, vì mọi người chỉ tìm đến cha mẹ trên mạng khi cha mẹ thực sự của họ không hoàn thành vai trò của mình”, Wu nói.

Wu trả lời tất cả tin nhắn cô nhận được bất cứ khi nào có thể. Cô tin rằng người hâm mộ của cô thường tìm đến mình như một cách để tìm sức mạnh nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ.

“Những thay đổi có thể xảy ra nếu họ được lắng nghe và nhận được phản hồi”, bà mẹ hai con cho biết.

Đối với Yu Zehao, một nhà trị liệu tâm lý ở thành phố Vũ Hán, số lượng "cha mẹ ảo" đang gia tăng vì họ lấp đầy lỗ hổng chung trong đời sống tình cảm của nhiều thiếu niên.

Trong khi nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc thường tập trung vào việc dạy con tính kỷ luật thì cha mẹ trên mạng lại luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ.

“Chúng ta bị kỷ luật để trở thành một cá nhân phù hợp với những gì xã hội yêu cầu, giống như một bánh răng trong một cỗ máy. Điều này cũng ảnh hưởng tương tự đến khái niệm nuôi dạy con cái, vì các bậc cha mẹ tin rằng nếu con cái họ không tuân thủ một số quy tắc nhất định, chúng có thể gặp bất hạnh trong tương lai”, chuyên gia Yu chỉ ra.

Tuy nhiên, có những lo ngại về việc thiếu niên thiếu thốn tình cảm đặt niềm tin vào những người lạ trên mạng.

Vào cuối tháng 2, một tài khoản chia sẻ cách nuôi dạy con với hơn 100.000 người theo dõi trên Xiaohongshu bất ngờ bị khóa tài khoản, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ và đồn đoán. Nhiều người hâm mộ cho rằng các bài đăng được viết dưới góc nhìn của một người cha nuôi dạy cô con gái tuổi teen, thực ra là do cô con gái viết.

Nhưng Fan, cô bé 13 tuổi, dường như không hề bối rối trước ý tưởng rằng cha mẹ ảo của mình có thể là kẻ mạo danh.

“Điều quan trọng là họ mang lại cho em một lợi ích tinh thần nhất định”, Fan nói.

Theo Sixth Tone
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.