Gợi ý sửa đổi, bổ sung luật để thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bất bình đẳng giới là vấn đề nhức nhối của xã hội vốn đã xuất hiện từ lâu. Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tốt nhưng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ở môi trường công sở.
ECUE là doanh nghiệp xã hội tập trung vào nghiên cứu và đào tạo về giới. Ảnh: Quang Minh.
ECUE là doanh nghiệp xã hội tập trung vào nghiên cứu và đào tạo về giới. Ảnh: Quang Minh.

Sáng 1/3/2023, ECUE cùng tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc UN WOMEN, Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc Australian Aid đã tổ chức buổi tọa đàm “Kinh nghiệm quốc tế về việc sử dụng pháp luật thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc và các bài học cho Việt Nam”.

Tham dự chương trình có ông Lê Quang Bình, Giám đốc ECUE, đại diện UNWOMEN, đại diện Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc DFAT; TS. Phạm Quốc Lộc, Hiệu trưởng trường Đại học Thái Bình Dương cùng đại diện các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ quan tâm đến lĩnh vực bình đẳng giới.

Gợi ý sửa đổi, bổ sung luật để thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc ảnh 1

Buổi tọa đàm với sự tham gia của nhiều chuyên viên, đại diện các doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ. Ảnh: Quang Minh.

Mở đầu buổi tọa đàm, ông Lê Quang Bình nhấn mạnh, hiện nay bất bình đẳng giới vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Pháp luật là một công cụ rất hữu hiệu trong việc thúc đẩy quyền bình đẳng giới, và việc gợi ý sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng dựa trên những kinh nghiệm quốc tế sẽ giúp thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc, tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, an toàn, công bằng, văn minh.

Gợi ý sửa đổi, bổ sung luật để thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc ảnh 2

Ông Lê Quang Bình - Giám đốc ECUE, đại diện tổ chức UNWOMEN và DFAT. Ảnh: Quang Minh.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Kim Lan chia sẻ, hiện nay ở Việt Nam, phụ nữ chiếm khoảng 47,7% thị trường lao động. Trong môi trường làm việc vẫn tồn tại khoảng cách, bất bình đẳng giữa lao động nam và nữ về chênh lệch tiền lương; an toàn vệ sinh lao động; tuổi nghỉ hưu; chế độ tuyển dụng, phân tách nghề nghiệp theo giới… Không chỉ vậy, phụ nữ còn có thể đối mặt với nguy cơ bị quấy rối tình dục ở ngay nơi làm việc. Họ còn phải gánh trách nhiệm kép khi vừa đi làm vừa nội trợ. Định kiến giới vẫn còn tồn tại, một cách rõ ràng hoặc âm thầm. Các nhóm phụ nữ ở nông thôn, người dân tộc, người nghèo càng khó tham gia vào thị trường lao động. Đây là thực trạng của bất bình đẳng giới tại nơi làm việc hiện nay.

Một số quy định đã được đưa ra để đảm bảo bình đẳng giới tại nơi làm việc, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót nên trên thực tế vẫn chưa có sự cải thiện quá rõ ràng. Bất bình đẳng giới không chỉ tồn tại ở nam và nữ, mà người lao động là đồng tính (thuộc cộng đồng LGBT) cũng đang cần sự hỗ trợ, bảo vệ của pháp luật trong tất cả các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong môi trường làm việc.

Tiếp nối chương trình tọa đàm là phần chia sẻ dự án nghiên cứu của TS. Phạm Quốc Lộc, người đã cùng ECUE kết hợp nghiên cứu những vấn đề mới về bình đẳng giới, kinh nghiệm từ các nước quốc tế và đưa ra gợi ý sửa đổi, bổ sung luật. Dựa trên các kinh nghiệm quốc tế về vấn đề bình đẳng giới, nghiên cứu đã nêu ra một số nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới tại Việt Nam để thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc.

Gợi ý sửa đổi, bổ sung luật để thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc ảnh 3

TS. Phạm Quốc Lộc - Hiệu trưởng trường Đại học Thái Bình Dương. Ảnh: Quang Minh.

Những nội dung góp ý bao gồm: Cấm tất cả các hành vi, chính sách, biểu hiện có phân biệt đối xử trên cơ sở giới; Cấm các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Chống sa thải nhân viên nữ trung và cao tuổi; Khắc phục lương không công bằng; Tăng tỉ lệ nữ làm lãnh đạo/ quản lý; Tôn trọng sự đa dạng, chống phân biệt nữ tính; Giải quyết vấn đề năng lực về giới…

Cấm phân biệt đối xử trong tuyển dụng, sa thải, giảm lương, giảm phúc lợi, giới hạn đề bạt, đánh giá công việc.

Cấm mọi hình thức quấy rối tình dục như quy định ở Bộ luật lao động với nữ, nam và LGBT. Người sử dụng lao động phải xây dựng các biện pháp cụ thể để chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm xây dựng quy chế, quy định, xác định đơn vị phụ trách, tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức…

Các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, ngoài nhà nước, tư nhân sử dụng nhiều lao động nữ phải báo cáo về cấu trúc tuổi lao động nữ. Các tổ chức có số nhân viên trên 100 phải báo cáo chỉ số liên quan đến lương giữa nam và nữ.

Tôn trọng sự đa dạng, chống phân biệt nữ tính: Phân bổ nghỉ nuôi con, chăm sóc con cái và gia đình đều cho cả mẹ và bố, các cặp đôi cùng giới; chính sách thai sản cho tất cả các cặp đôi; xây dựng chính sách hỗ trợ lao động nữ quay trở lại làm việc sau khi nghỉ theo chế độ thai sản…

Giải quyết vấn đề năng lực về giới: Phân bổ tài chính cho các hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực, chính sách phúc lợi, xây dựng cán bộ nguồn là nữ hoặc các dự án CRS về giới…

Gợi ý sửa đổi, bổ sung luật để thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc ảnh 4

Tiến sĩ Hoàng Tú Anh đóng góp ý kiến về dự án nghiên cứu. Ảnh: Quang Minh.

Trên cơ sở dự án nghiên cứu của TS. Phạm Quốc Lộc, các chuyên gia, đại diện từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ đã đưa ra nhiều ý kiến phản biện, đóng góp, bổ sung cho dự án, giúp nghiên cứu sẽ được hoàn thiện, đa chiều hơn.

Theo TS. Hoàng Tú Anh, dự án cần chỉ rõ tài liệu được xây dựng trong bối cảnh nào, đối tượng cụ thể hướng tới là ai. Bà cũng góp ý thêm nên trình bày rõ ràng về phần phương pháp, lý giải các tiêu chí được đưa vào bộ lọc…

Bà Nguyễn Thị Mận, Chuyên viên Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, nhận xét: tình hình bình đẳng giới ở châu Á và Việt Nam chưa được đề cập nhiều. Các từ ngữ sử dụng trong nghiên cứu mang tính hàn lâm học thuật cao, nên dùng văn phong dễ tiếp cận với thính giả hơn.

TS. Phạm Quốc Lộc cùng doanh nghiệp hỗ trợ xã hội ECUE đã kết hợp nghiên cứu dự án gợi ý sửa đổi, bổ sung luật Bình đẳng giới với mong muốn một xã hội, môi trường làm việc có sự bình đẳng giữa nam, nữ và cộng đồng LGBT. Thúc đẩy nơi làm việc có cạnh tranh, đãi ngộ công bằng, văn minh giữa các giới. Đồng thời, cũng gửi gắm lòng tri ân tới phái nữ nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 sắp tới./.

Gợi ý sửa đổi, bổ sung luật để thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc ảnh 5

Bà Nguyễn Thị Mận, Chuyên viên Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Ảnh: Quang Minh.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?