GS Nguyễn Minh Thuyết: Có những chuyện không hay lắm trong cạnh tranh sách giáo khoa

[Ngày Nay] - Năm học 2020-2021, sách giáo khoa (SGK) lớp 1 chương trình phổ thông mới chính thức được triển khai. Và lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam, một bộ SGK lớp 1 được thực hiện theo hướng xã hội hóa đã ra đời – bộ sách Cánh Diều.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ngày Nay đã trò chuyện với GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên  Chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời là chủ biên bộ SGK Tiếng Việt – Ngữ văn Cánh Diều về câu chuyện đổi mới và xã hội hóa việc biên soạn SGK .  

Phóng viên (PV): Thưa Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, đây là lần đầu tiên chúng ta có 5 bộ SGK lớp 1. Đáng chú ý hơn là sự xuất hiện của bộ sách thực hiện theo hướng xã hội hóa hoàn toàn, đó là bộ sách Cánh Diều. Sách đã xong, cảm xúc của ông khi những cuốn sách đầu tiên ra thị trường thế nào?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi xin được nói dài một chút về lý do ra đời bộ sách này.

Nghị quyết 88/2014/QH2013 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK, có một số SGK cho mỗi môn học. Tuy nhiên, Nghị quyết 88 cũng quy định: Bộ Giáo dục Đào tạo (Bộ GD ĐT) tổ chức biên soạn một bộ SGK  để chủ động triển khai chương trình mới. Theo tôi hiểu, Nghị quyết của Quốc hội quy định như vậy là để đề phòng những trục trặc có thể xảy ra, ví dụ, SGK xã hội hóa không đủ bộ, không triển khai được đầy đủ các môn học theo chương trình mới. 

Lần đầu tiên sau năm 1975 ở Việt Nam có SGK xã hội hóa, không làm bằng tiền của Nhà nước mà hoàn toàn bằng tiền tư nhân. Đây là điều rất rất mới. 

Là Tổng chủ biên của chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi tự thấy trách nhiệm của mình đối với việc triển khai chương trình nên có chủ động mời Chủ biên các chương trình môn học tham gia biên soạn bộ sách giáo khoa cho Bộ GD-ĐT.

GS Nguyễn Minh Thuyết: Có những chuyện không hay lắm trong cạnh tranh sách giáo khoa ảnh 1

Nhưng về sau Bộ GD-ĐT cũng vướng víu nhiều chuyện quá nên khó làm. Cũng phải nói thật, trong việc này có trách nhiệm của báo chí. Nhiều tờ báo viết ầm lên rằng: Nghe nói các ông đang làm Tổng chủ biên, Chủ biên chương trình mới  đang viết SGK, thế thì khác gì vừa đá bóng vừa thổi còi, vậy ai có thể cạnh tranh được với các ông mà xã hội hóa?

Việc đưa thông tin như vậy là rất phiến diện. Đổi mới chương trình, SGK là công việc lớn, nhiều hoạt động phải làm song song để hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, chúng tôi bắt đầu làm chương trình tổng thể  được một tháng thì đã phải  triệu tập người làm chương trình môn học rồi. Qua việc làm chương trình môn học, Ban soạn thảo mới có điều kiện đối chiếu với dự thảo chương trình tổng thể để điều chỉnh. Và khi chương trình môn học đã tương đối rõ hướng rồi thì bắt đầu phải làm SGK để từ việc làm SGK đối chiếu và điều chỉnh dự thảo chương trình môn học. Như thế mới là hợp lý.

Vì một vài dư luận như thế và có thể vì cả những nguyên nhân khác nữa, cho nên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trù trừ không quyết được.

Là người làm SGK từ lâu, hơn ai hết, anh em chúng tôi hiểu, nếu không bắt tay làm sách ngay thì không kịp. Do đó, chúng tôi quyết định chuyển sang làm sách với NXB Đại học Sư phạm (Hà Nội) và NXB Đại học Sư phạm TP HCM. Hai NXB này phối hợp với Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục VN – VEPIC để làm bộ sách này. Phải nói là vốn của các nhà xuất bản trên thì ít, cho nên kinh phí tổ chức làm sách chủ yếu của VEPIC. Hai NXB lo biên tập nội dung. Thế thì mới gọi là bộ SGK xã hội hóa.

GS Nguyễn Minh Thuyết: Có những chuyện không hay lắm trong cạnh tranh sách giáo khoa ảnh 2

PV: Khởi đầu đã có chút trục trặc, chắc hẳn trong quá trình triển khai sẽ có những vướng mắc, khó khăn nhất định?

GS Nguyễn Minh Thuyết:  Làm SGK nói chung là vất vả. Và làm được bộ SGK này còn vất vả hơn nhiều, vì lần này phải làm theo chương trình mới, không phải chương trình theo định hướng tiếp cận nội dung như trước, mà theo định hướng phát triển năng lực.

Cái khó thứ hai nữa là, lần này phải làm SGK trong bối cảnh cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh với một doanh nghiệp lớn của Nhà nước, chuyên làm SGK –  đó là NXB Giáo dục Việt Nam. NXB này là NXB duy nhất làm SGK hơn 60 năm  nay, tiền nhiều, người nhiều và có cả thương hiệu nữa.

Tuy nhiên, khi bộ sách xã hội hóa của chúng tôi (Cánh Diều) được Hội đồng thẩm định  thông qua với số phiếu tán thành tuyệt đối thì chúng tôi  rất mừng bởi vì đã hoàn thành được công việc mong muốn. Thứ hai nữa là cũng đánh dấu mốc lần đầu tiên sau năm 1975 ở Việt Nam có SGK xã hội hóa, không làm bằng tiền của Nhà nước mà hoàn toàn bằng tiền tư nhân. Đây là điều rất rất mới.

GS Nguyễn Minh Thuyết: Có những chuyện không hay lắm trong cạnh tranh sách giáo khoa ảnh 3

PV: Sách Cánh Diều ra đời đã nhận được sự chú ý, nhận xét như thế nào của giáo viên, phụ huynh học sinh và các nhà chuyên môn, thưa Giáo sư?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Sau khi ra sách, chúng tôi có giới thiệu một số bài ở trên các báo và có đi giới thiệu ở một số địa phương. Có thể nói, phản ứng của các nhà giáo, của các nhà chuyên môn rất là tích cực. Nhiều người  tin tưởng vào chất lượng của bộ sách này vì bộ sách có sự tham gia của rất nhiều chuyên gia uy tín về giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Còn số đông đánh giá cao bộ sách là vì nhận thấy  bộ sách kế thừa được những điểm tích cực của những cuốn SGK trước đó nhưng đồng thời  có  nhiều điểm mới.

Tính kế thừa của sách khiến người giáo viên cảm thấy thân quen, dễ dạy, còn những điểm mới hứa hẹn khả năng nâng cao chất lượng của môn học. Tôi cho rằng đây chính là điểm quyết định để bộ Cánh Diều được đông đảo giáo viên  lựa chọn.

PV: Đến nay, tình hình bán sách Cánh Diều tốt không ạ?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi chỉ biết là bộ sách Cánh Diều là bộ sách được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất trong 5 bộ SGK. Nhưng tôi cũng được biết  là có những chuyện không được hay lắm trong cạnh tranh. Nhiều tỉnh thành đã đảo ngược kết quả lựa chọn của cơ sở, làm giảm tỷ lệ chọn Cánh Diều. Nhưng mà thôi, nói cho cùng đó cũng là chuyện của thị trường.

Nhiều tỉnh thành đã đảo ngược kết quả lựa chọn của cơ sở, làm giảm tỷ lệ chọn Cánh Diều. Nhưng mà thôi, nói cho cùng đó cũng là chuyện của thị trường. Phải qua thực tế sử dụng mới biết sách phù hợp đến đâu với học sinh, giáo viên và điều kiện thực hiện của địa phương.

Phải qua thực tế sử dụng mới biết sách phù hợp đến đâu với học sinh, giáo viên và điều kiện thực hiện của địa phương.

Còn về việc cung ứng sách thì Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi cho tất cả các nhà xuất bản có SGK, yêu cầu phải cung ứng đủ SGK cho học sinh trước ngày 15/8.

PV: Thưa Giáo sư, tôi đã nghiên cứu bộ sách Cánh Diều và đếm tổng thể 9 quyển, 9 quyển có số trang lên tới hơn 1.000. Với học sinh lớp 1 vừa chân ướt chân ráo làm quen với con chữ thì số trang đó có khối lượng kiến thức rất lớn, liệu có quá sức với các em không? Chưa kể năm nay còn thêm SGK Giáo dục thể chất nữa?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Có những chuyện không hay lắm trong cạnh tranh sách giáo khoa ảnh 4

GS Nguyễn Minh Thuyết: Lớp 1 hiện hành chỉ 3 môn có SGK là: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội. Bây giờ tất cả các môn học đều có SGK, vì muốn học sinh tự học, phải có sách. Ví dụ như môn Giáo dục thể chất, lúc đầu mọi người cứ bảo, sao lại cần SGK môn này, nhưng nếu có sách thì học sinh có thể tự luyện tập ở nhà, bố mẹ cũng có thể nhìn sách để hướng dẫn con. Hơn nữa, sách còn dạy cho trẻ biết giữ vệ sinh thân thể, ăn uống dinh dưỡng thế nào… chứ không phải chỉ có các động tác thể dục. Vì tất cả các môn học đều có SGK nên cộng lại có thể đến 1000 trang. Nhưng một năm học có 35 tuần, mỗi tuần ở cấp tiểu học học 5 ngày. Giả sử bộ sách 1000 trang, thì mỗi ngày trung bình cũng chỉ học 4,5 trang sách.

Tuy vậy, nếu đối chiếu từng quyển sách với nhau thì tôi bảo đảm số trang SGK Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều còn ít hơn số trang SGK Tiếng Việt 1 hiện hành, mặc dù chương trình Tiếng Việt lớp 1 mới nhiều hơn chương trình Tiếng Việt 1 hiện hành 2 tiết/tuần.  Chương trình mới phải kéo giãn thời lượng học (số tiết) ra như vậy để  giảm áp lực học cho học sinh. Bởi vì lớp 1 học theo chương trình nào thì cũng phải học đủ 29 chữ cái và trên 100 vần, không bớt được gì đâu.

Tôi đã đi dự giờ thường xuyên suốt 36 năm nay nên biết giáo viên lớp 1 thiếu thời gian, vô cùng vất vả; cho nên tôi đã đề nghị tăng thêm 2 tiết cho Tiếng Việt lớp 1, đồng thời giảm bớt giờ Tiếng Việt ở các lớp trên đi, để giảm áp lực cho thầy cô, giảm áp lực cho học sinh và đảm bảo rằng, học sinh lớp 1 học xong sẽ biết đọc biết viết .

 PV: Khi 5 bộ SGK lớp 1 ra đời, trong đó có bộ sách Cánh Diều, tôi có trao đổi với không ít chuyên gia, phụ huynh và nhà báo, nhưng nhận được rất ít ý kiến phản biện. Sự im lặng này vì đâu? Hay vì lâu nay, nhiều người vẫn nhớ tới các bộ sách cũ từ thời bao cấp, coi đó như những sản phẩm hoàn hảo nhất mà sách ngày nay chưa với tới được?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Thực ra cũng có những ý kiến phản biện đấy, chứ không phải không có gì đâu. 5 bộ sách cơ mà, có ý kiến này ý kiến kia chứ, nhưng chủ yếu trên mạng thôi, báo chí ít đề cập.

Theo tôi, có thể các bộ sách mới ra đời, nhà báo, phụ huynh, chuyên gia... người ta cũng chưa kịp đọc kỹ. Lý do thứ hai là sách cũng chưa triển khai vào thực tế. Thường thì cái gì cũng thế, đi vào thực tế rồi mới bộc lộ, bài này dễ, bài kia khó... Thêm nữa là không loại trừ có những ý kiến phản biện nhưng người phản biện đợi thời điểm thích hợp mới đăng.

Về phía các giáo viên trực tiếp giảng dạy thì họ có ý kiến nhiều đấy. Khen nhiều nhưng cũng nhiều thắc mắc. Ở những buổi tập huấn sách mới, tôi  luôn dành thời gian để giáo viên nêu thắc mắc và đã cố gắng giải đáp hết, để anh chị em yên tâm  triển khai SGK trong năm học mới.

PV: Với bộ sách mới Cánh Diều, Giáo sư có điều gì băn khoăn, tiếc nuối chưa làm được trong bộ sách không?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Có những điều chúng tôi mong muốn nhưng chưa làm được, ví dụ như có những cuốn nếu minh họa tràn trang thì rất đẹp, nhưng nếu làm như vậy thì rất tốn tiền, cho nên đành chấp nhận không thể minh họa tràn trang. SGK Tiếng Việt 1 có đến hơn 30 truyện kể nhưng SGK điện tử mới chuyển được 14 truyện kể thành phim hoạt hình thôi. Rất tiếc. Nhưng làm phim hoạt hình rất tốn kém. Chắc sau này bổ sung dần vậy. Ngoài vấn đề này thì nhìn chung cũng không có gì lăn tăn với bộ sách vì anh em đã dành khá nhiều thời gian để viết và tổ chức dạy thực nghiệm.

Xin cảm ơn ông!

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?