Hà Nội: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy giảng bài tại lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 9/11, tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã giảng bài tại lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến giảng bài tại lớp bồi dưỡng.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến giảng bài tại lớp bồi dưỡng.

Vững vàng vượt qua thách thức

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã truyền đạt chuyên đề về “Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay; nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới”.

Nội dung bài giảng gồm 4 phần: Giới thiệu khái quát về Thủ đô Hà Nội và Đảng bộ thành phố Hà Nội; các văn bản trọng tâm của Trung ương Đảng và Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã ban hành về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ thành phố Hà Nội từ Đại hội XVII đến nay, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và một số kinh nghiệm; định hướng nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, đại dịch Covid-19 tác động lớn đến kinh tế - xã hội. “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine tác động đến giá cả thị trường không ngừng biến động, đặc biệt là khí đốt, xăng dầu tăng cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân… mang lại nhiều khó khăn, thách thức cho Thủ đô Hà Nội. Song dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, thành phố đã chuẩn bị tốt các phương án phòng, chống dịch ở cấp độ cao nhất, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Kinh tế Thủ đô cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. 9 tháng năm 2022, ước thực hiện đạt 243,91 nghìn tỷ đồng. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả; đến nay, thành phố có 13/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, 382/382 (100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 xã (huyện Đan Phượng) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Công tác thông tin, tuyên truyền được tổ chức với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp tình hình thực tế. An sinh xã hội được bảo đảm, thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Thành phố đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo các di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo với dự kiến đầu tư là 49.203 tỷ đồng với 1.470 dự án. Công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt. Công tác quốc phòng được củng cố; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Các hoạt động đối ngoại tiếp tục được mở rộng và nâng cao hiệu quả.

Trên sơ sở Đề án tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TƯ được Bộ Chính trị thông qua, Ban Thường vụ Thành ủy đã chủ động phối hợp tốt với Văn phòng Trung ương Đảng tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; chủ động tham mưu Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến (ngày 22-6-2022) quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị đến các bộ, ban, ngành liên quan ở Trung ương và các tỉnh, thành phố vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ… Thành ủy đã ban hành Chương trình hành động của Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị (Chương trình số 16-CTr/TU ngày 26-8-2022).

Thành phố cũng đã quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; phối hợp đề xuất đầu tư tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô và được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16-6-2022 với sơ bộ tổng mức đầu tư là 85.813 tỷ đồng; tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2027.

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh - nhiệm vụ then chốt quyết định mọi thắng lợi

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội luôn chú trọng triển khai toàn diện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và coi đây là nhiệm vụ then chốt, quyết định mọi thắng lợi; là điều kiện quyết định để củng cố, kiện toàn và xây dựng hệ thống chính trị các cấp của thành phố thực sự trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân Thủ đô thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới.

Cùng với việc tổng kết, sơ kết các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và thành phố về công tác xây dựng Đảng, Thành ủy đã tập trung lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng bằng nhiều giải pháp cụ thể, sâu sát, khoa học, phù hợp với đặc điểm, tình hình Thủ đô.

Công tác quán triệt, nghiên cứu, học tập các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương trình công tác của Trung ương và Thành ủy có nhiều đổi mới, kịp thời, sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng. Việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” được tiến hành chủ động, có hiệu quả.

Công tác tổ chức, cán bộ có nhiều đổi mới, sáng tạo, đạt được nhiều kết quả tích cực. Thành phố đã tổ chức thành công 3 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức năm 2022 theo Quy định số 164-QĐ/TƯ cho 706 đồng chí là cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý; 5 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho 579 đồng chí bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2020-2025.

Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường; công tác dân vận được quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Từ Đại hội XVII đến nay, từ thành phố đến cơ sở đã tổ chức gần 8.000 cuộc giám sát, 2.200 hội nghị phản biện, 700 hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân. Duy trì tốt các hoạt động của 4.753 tổ dân vận ở thôn, bản, tổ dân phố. Chất lượng, hiệu quả công tác nội chính và cải cách tư pháp được nâng lên. Công tác củng cố, xây dựng hệ thống chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố được chú trọng thực hiện…

Đáng chú ý, phương thức lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy có nhiều đổi mới. Thành ủy và các cấp ủy Đảng tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, toàn diện và hiệu quả; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; tăng cường phân công, phân cấp, nâng cao trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong chỉ đạo, điều hành, nhất là vai trò của người đứng đầu các cấp, các ngành.

Nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực thành ủy cho biết, thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Trong đó, sẽ tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức; nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng về tổ chức và cán bộ; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động công tác dân vận; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nội chính, cải cách tư pháp; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng…, góp phần hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chính trị của Thủ đô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.