Hà Nội từng bước hiện thực hóa khát vọng đô thị thông minh

Hà Nội từng bước hiện thực hóa khát vọng đô thị thông minh

Một trong những mục tiêu chiến lược của Thủ đô Hà Nội là xây dựng, phát triển đô thị hiện đại, thông minh và bền vững. Với những kế hoạch và bước đi cụ thể, Hà Nội đang từng bước hiện thực hoá khát vọng này.

____________________

Hà Nội từng bước hiện thực hóa khát vọng đô thị thông minh ảnh 1

Tính đến hết năm 2022, nước ta có 888 đô thị bao gồm hai đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV, 960 đô thị loại V, ước tính đóng góp tới 70% GDP của cả nước và ngày càng trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội.

Hệ thống đô thị đã có những thay đổi lớn, cả về số lượng và chất lượng, không gian đô thị được mở rộng, kiến trúc cảnh quan đô thị phát triển theo hướng hiện đại, có bản sắc riêng, hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện, chất lượng sống của công dân đô thị từng bước được nâng cao.

Hà Nội từng bước hiện thực hóa khát vọng đô thị thông minh ảnh 2

Bên cạnh mặt tích cực trong phát triển đô thị, Việt Nam cũng đang phải trải qua những hệ lụy từ sự phát triển nhanh, thiếu tầm nhìn, chưa đảm bảo phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Quá trình phát triển đô thị tại nước ta hiện phải đối mặt với một loạt vấn đề như tình trạng thiếu nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng thu nhập trung bình, tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng ngập lụt, ô nhiễm môi trường, hệ thống hạ tầng giao thông bị quá tải hay công tác quản lý, quy hoạch còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Thủ đô Hà Nội, một trong hai đô thị loại đặc biệt tại nước ta, với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình phát triển đô thị theo hướng thông minh, hiện đại và bền vững, đặc biệt là trong công tác quản lý, quy hoạch. Với quy mô dân số vào khoảng 8.5 triệu người và diện tích 3360 km2, bộ máy chính quyền Thủ đô phải quản lý giải quyết khối lượng lớn công việc liên quan đến mọi mặt đời sống, trong khi đó, chính quyền các cấp còn chưa thực sự mạnh, nguồn lực còn hạn hẹp, phân tán, năng lực chưa đáp ứng kịp thời với những thay đổi nhanh chóng của đô thị.

“Với những thách thức đang đặt ra, đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn diện, đồng bộ và tầm nhìn chiến lược phù hợp với xu thế phát triển đô thị, để xây dựng các giải pháp về thể chế, chính sách, nguồn lực, đồng thời chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, các địa phương có bề dày kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển đô thị”, TS Dương Đức Tuấn, Phó Chủ Tịch UBND TP Hà Nội, chỉ rõ.

Hà Nội từng bước hiện thực hóa khát vọng đô thị thông minh ảnh 3

Hà Nội hiện đang thực hiện một số nhóm nhiệm vụ chủ yếu, nhằm tháo gỡ những nút thắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đô thị. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững. Quy hoạch song hành với định hình mô hình phát triển đô thị bền vững, gắn với nguồn lực thực hiện và công tác đầu tư hạ tầng đô thị đồng bộ. Cùng với đó, chú trọng hơn đến công tác đầu tư phát triển, cải thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông đô thị, theo các tiêu chí xây dựng mô hình đô thị xanh, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu.

Hà Nội từng bước hiện thực hóa khát vọng đô thị thông minh ảnh 4

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đến năm 2030, một trong những mục tiêu cơ bản nhất mà thành phố phấn đấu đạt được là hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch xây dựng và quy hoạch giao thông vận tải đã đề ra của Thủ đô. Đây được xem là một nhiệm vụ căn bản nhằm nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng đô thị Thủ đô, giúp giảm thiểu thời gian di chuyển, tăng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng, cải thiện mức độ an toàn vận chuyển và sự thoải mái cho người dân, kể cả đối với nhóm hành khách bị hạn chế về khả năng di chuyển.

Ngoài ra, Hà Nội cũng hướng đến áp dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường trong hệ thống giao thông vận tải của thành phố và vùng Thủ đô, bao gồm việc tăng cường sử dụng xe điện, phát triển cơ sở hạ tầng về trạm sạc điện, cũng như đưa vào hoạt động các phương tiện vận tải không người lái trong tương lai.

Hà Nội từng bước hiện thực hóa khát vọng đô thị thông minh ảnh 5

“Hà Nội đang nỗ lực hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông, các đường vành đai và đường xuyên tâm bao gồm việc xây dựng mới và cải tạo hệ thống giao thông khu vực hiện có. Đồng thời, xây dựng các trung tâm điều hành tập trung (NOCC) và hệ thống giao thông thông minh (ITS). Những giải pháp này sẽ giúp loại bỏ ‘các nút thắt cổ chai’ trên mạng lưới đường bộ nơi thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông, qua đó đáp ứng được các tiêu chuẩn của chương trình quốc tế Vision Zero về cải thiện an toàn giao thông”, ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết.

Theo ông Đỗ Việt Hải, hệ thống giao thông chính là công cụ phản ánh sự phát triển của hệ thống hạ tầng đô thị. Một hệ thống giao thông hiện đại, thông minh không chỉ góp phần giảm tỷ lệ ùn tắc, tai nạn giao thông, tỷ lệ đường giao thông đô thị bị quá tải, mà còn tạo bước đệm trong việc cải thiện mức độ tiện nghi của môi trường đô thị, cũng như mức độ ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội từng bước hiện thực hóa khát vọng đô thị thông minh ảnh 6

Với mục tiêu trở thành một đô thị tiêu biểu về các khía cạnh bền vững, Hà Nội đang phấn đấu không ngừng trong việc bảo đảm kết hợp đồng bộ, hài hoà giữa cải tạo, tái thiết không gian đô thị với phát triển các đô thị mới, thích ứng biến đổi khí hậu, giữ gìn và phát huy được các giá trị văn hoá đặc trưng nhằm hướng đến kiến trúc đô thị hiện đại giàu bản sắc.

“Xây dựng các giải pháp có tính tổng thể, bền vững, đảm bảo hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, bảo tồn và phát triển, hiệu quả kinh tế và môi trường, hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để Hà Nội trở thành một đô thị ngày càng đáng sống hơn”, TS Dương Đức Tuấn, Phó Chủ Tịch UBND TP Hà Nội, nhấn mạnh.

Hà Nội từng bước hiện thực hóa khát vọng đô thị thông minh ảnh 7

Đơn cử như tại quận Hoàn Kiếm, với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan trên địa bàn quận, một số phương án cải tạo, chỉnh trang không gian kiến trúc xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, Vườn hoa Diên Hồng, bao gồm hệ thống chiếu sáng, các trang thiết bị đô thị...đã được hoàn thiện. Những dự án như vậy đã góp phần hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đô thị, đem lại một diện mạo mới cho quận Hoàn Kiếm với lối thiết kế mang tính đương đại, đảm bảo gìn giữ và phát huy được các giá trị di sản, nhưng vẫn đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của người dân Thủ đô.

Bên cạnh những nguồn lực truyền thống, Hà Nội xác định việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết không gian đô thị cần thực hiện một cách hiệu quả dựa trên nguồn lực đổi mới sáng tạo, qua đó thúc đẩy sự phát triển bền vững hơn. “Quy hoạch không gian đô thị cần có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ, hiện đại, lấy con người, chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hoá và văn minh đô thị làm nền tảng cho sự phát triển”, TS Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục phát triển đô thị, Bộ Xây dựng nhận định.

Theo báo cáo của Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat), năm 1950 khoảng 25% dân số thế giới sống ở đô thị, đến 2020 con số này là khoảng 50%.

TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.