"Hành trình tới thành công" cùng Stéphanie Đỗ - nữ đại biểu gốc Á đầu tiên của Quốc hội Pháp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng ngày 17/8/2023 Stéphanie Đỗ, người phụ nữ gốc Á đầu tiên đắc cử vào Quốc hội Pháp nhiệm kỳ 2017-2022, đã có mặt tại trường Đại học Giao thông vận tải (ĐH GTVT) để tham dự cuộc tọa đàm “Hành trình tới thành công”.
Stéphanie Đỗ chụp ảnh lưu niệm cùng các gương mặt nữ xuất sắc trong quản lý và NCKH của Trường ĐH GTVT.
Stéphanie Đỗ chụp ảnh lưu niệm cùng các gương mặt nữ xuất sắc trong quản lý và NCKH của Trường ĐH GTVT.

Tới dự toạ đàm có PGS.TS. Lê Hoài Đức, Phó Hiệu trưởng trường ĐH GTVT; TS. Lương Thị Việt Hà, Trưởng ban Tuyên giáo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cùng nhiều đại biểu khách mời từ các đơn vị thuộc trường ĐH GTVT.

"Hành trình tới thành công" cùng Stéphanie Đỗ - nữ đại biểu gốc Á đầu tiên của Quốc hội Pháp ảnh 1

PGS.TS. Lê Hoài Đức – Phó Hiệu trưởng - Trưởng ban vì sự tiến bộ của phụ nữ trường ĐH GTVT phát biểu chào mừng.

Sinh năm 1979 tại Sài Gòn trong một gia đình có bố là thầy giáo, mẹ làm nghề kinh doanh, Stéphanie Đỗ được thừa hưởng trí tuệ của cả bố và mẹ. Năm 12 tuổi, gia đình cô di cư sang Pháp với mong muốn là các con được thừa hưởng nền giáo dục tiên tiến của đất nước này. Giai đoạn đầu với biết bao khó khăn, Stéphanie Đỗ buộc phải hòa nhập với cuộc sống mới trong khi trình độ tiếng Pháp hầu như chưa có gì. Cô quyết tâm học miệt mài chăm chỉ ở các cấp học phổ thông.

Tốt nghiệp THPT, Stéphanie Đỗ thi đỗ vào trường Quốc gia về Hành chính (ENA), ngôi trường danh giá đã đào tạo nhiều Thủ tướng và Tổng thống Pháp. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Công, Stéphanie Đỗ làm việc cho các công ty tư vấn quốc tế với tư cách là một nhà tư vấn và quản lý các dự án khắc phục các vấn đề xã hội và kinh tế của doanh nghiệp tư nhân và nhà nước; các hiệp hội và chính quyền hành chính địa phương (2004-2014), sau đó giữ vị trí quản lý dự án tại Bộ Kinh tế và Tài chính Pháp (2014-2017).

Stéphanie Đỗ bắt đầu tham gia chính trường bằng việc trở thành thành viên của Đảng Cộng Hòa Tiến Bước từ năm 2016 và là giám đốc chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Emmanuel Macron tại vùng Seine-et-Marne trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017 và ông Macron đã trở thành tổng thống Pháp từ đó tới nay.

Từ khi được bầu vào Quốc hội, Stéphanie Đỗ đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch đoàn Hữu nghị Pháp - Việt, Thư ký phụ trách kinh tế đoàn Pháp ngữ. Cô là đại biểu gốc Á đầu tiên được bầu vào Quốc Hội Pháp, kết quả này thể hiện nỗ lực bản thân rất lớn của chị để từ vị trí của người tị nạn trở thành công dân ưu tú tiêu biểu của nước sở tại.

Buổi tọa đàm đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện và ấm áp. Cô Stéphanie Đỗ đã hào hứng chia sẻ chặng đường học tập và phấn đấu của mình trên đất Pháp. Kết quả mà cô có được là nhờ tình yêu giữa các thành viên trong gia đình, cha mẹ cô đã hỗ trợ tối đa 4 anh em được học tập với điều kiện tốt nhất có thể.

Cha cô chính là người đã dạy các con học để thi đỗ vào các trường danh tiếng dù thời gian chuẩn bị rất ngắn. Bí quyết của cô chính là ngủ ít để có nhiều thời gian học tập hay làm việc. Cô học tập và phấn đấu không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình, cho cộng đồng những người gốc Á vẫn còn bị ngại ngần vì không phải là người bản xứ.

"Hành trình tới thành công" cùng Stéphanie Đỗ - nữ đại biểu gốc Á đầu tiên của Quốc hội Pháp ảnh 2

Đại biểu tham dự hào hứng chia sẻ và đặt câu hỏi cho khách mời.

Trong suốt thời gian chia sẻ và trả lời câu hỏi đến từ các đại biểu tham dự, Stéphanie Đỗ luôn thể hiện một tinh thần tích cực, đầy nhiệt huyết và tràn đầy tình yêu thương cho người thân, gia đình, cộng đồng. Cô kể rằng dù nhận công việc gì cô cũng hăng say thực hiện và hoàn thành trước thời hạn. Ai cũng được đào tạo bài bản, cũng giỏi như nhau nhưng người thành công chính là người chăm chỉ, kiên trì, sức chịu đựng cao hơn người khác để đem lại hiệu suất công việc tối đa.

Chỉ trong 5 năm làm đại biểu Quốc hội Pháp nhiệm kỳ 2017-2022 Stéphanie Đỗ đã trực tiếp soạn thảo hàng trăm các điều luật để hỗ trợ cho những người dân gửi gắm cho cô những tâm tư nguyện vọng của họ và vài chục điều luật đã được Quốc hội bỏ phiếu thông qua. Đây có thể coi là thành tựu đặc biệt nổi bật của một người phụ nữ giữa chính trường Pháp.

Stéphanie Đỗ cho rằng khi cô đã làm được điều tưởng như không thể với người gốc Á là trở thành đại biểu Quốc hội Pháp thì những bạn trẻ thế hệ tiếp theo cũng có thể làm được. Niềm tin này đã tạo động lực để cô viết cuốn sách về hành trình thành công của mình trên đất Pháp. Cuốn sách này đang được chuẩn bị ra mắt và sẽ có phiên bản tiếng Việt.

Thêm nữa, những nỗ lực của cô trong việc thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp với vai trò chủ tịch đoàn hữu nghị Pháp-Việt cũng là để có thể giúp đỡ nhiều nhất có thể cho cộng đồng người Việt tại Pháp. Những chia sẻ của Stéphanie Đỗ đã tạo ấn tượng mạnh mẽ cho những người tham gia toạ đàm và truyền cảm hứng thành công cho tất cả mọi người.

Nhân dịp này, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và Ban nữ công trường ĐH GTVT đã tôn vinh những tấm gương nhà giáo, cán bộ nữ đạt nhiều thành tích vượt trội trong quản lý và nghiên cứu khoa học. Đây là minh chứng khẳng định sự mạnh mẽ, tài năng của nữ giới trên Hành trình tới thành công.

Stéphanie Đỗ, người phụ nữ Pháp gốc Việt đã trở thành cái tên không còn quá xa lạ khi là người đầu tiên đắc cử vào Quốc hội Pháp nhiệm kỳ 2017-2022. Những năm qua, Stéphanie Đỗ là cánh tay đắc lực trong cuộc vận động tranh cử của tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
(Ngày Nay) - Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh có bầu khí quyển, điều kiện cần thiết để sự sống có thể tồn tại, tuy nhiên bề mặt của hành tinh này lại được bao phủ bởi đá magma nóng chảy.
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Florida, Mỹ ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
NASA lùi thời điểm dự kiến phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái
(Ngày Nay) -  Ngày 7/5, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo thời điểm phóng tàu con thoi Starliner do Boeing chế tạo thực hiện chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên được lùi đến sớm nhất là ngày 17/5, do sự cố kỹ thuật liên quan van điều áp trên tên lửa đẩy.
Ekip bác sĩ phẫu thuật cho bà H. với thời gian kéo dài gấp 4 lần so với cuộc phẫu thuật thông thường. Ảnh: BV
Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
(Ngày Nay) -  Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên- Huế, chia sẻ thông tin vế festival Huế 2024. Ảnh: L.S
Festival Huế: Lớn mạnh dần sau 24 năm tổ chức, ấn tượng và nhân văn
(Ngày Nay) -  Chiều 9/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo, công bố chương trình Festival Huế 2024 với tâm điểm là Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7-12/6.
Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đảm bảo điều kiện chất lượng sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường về thi, tuyển sinh và đào tạo. Ảnh: CC
Bộ GD&ĐT: Chứng chỉ nếu đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng, thì vẫn được sử dụng bình thường
(Ngày Nay) -  Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ di sản tư liệu theo điều ước quốc tế
(Ngày Nay) - Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: Việc xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm kiến tạo hành lang pháp lý để gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản trở thành tài sản, coi đây là nguồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước.