Hợp tác thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNDP, chính phủ Việt Nam đang xây dựng Kế hoạch Hành động quốc gia về kinh doanh và quyền con người - dự kiến sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2023.
Trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty cổ phần đô thị Amata Hạ Long với các đối tác Nhật Bản, hồi tháng 12/2021. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN)
Trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty cổ phần đô thị Amata Hạ Long với các đối tác Nhật Bản, hồi tháng 12/2021. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN)

Ngày 6/7, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã khởi động Chương trình Quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu giữa UNDP và chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong các công ty Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam và chuỗi cung ứng.

Kể từ tháng 3/2022, chính phủ Nhật Bản và UNDP đã hợp tác thúc đẩy Chương trình Kinh doanh và Quyền con người (B+HR), thông qua dự án toàn cầu do Nhật Bản tài trợ, có tên gọi: “Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm, đặc biệt tập trung vào thúc đẩy việc thực hiện rà soát quyền con người trong các chuỗi cung ứng toàn cầu và áp dụng các Quy tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về kinh doanh và nhân quyền (UNGPs), để phục hồi công bằng.”

Sự “phục hồi công bằng” sau đại dịch COVID-19 với mục tiêu thúc đẩy và tôn trọng quyền con người đòi hỏi các chính phủ và doanh nghiệp phải hành động ngay và đồng bộ để đạt được 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) của Chương trình Nghị sự 2030 và đáp ứng các mục tiêu do Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu đề ra.

Hơn nữa, các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng là động lực phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo các hoạt động bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường thông qua tôn trọng quyền con người.

Hiện nay, các nền kinh tế lớn, bao gồm Đức, Pháp, Na Uy, Hà Lan và sắp tới là Liên minh châu Âu (EU), đã áp dụng các tiêu chuẩn rà soát bắt buộc, yêu cầu các công ty xác định, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực đến con người và Trái Đất. Những tiêu chuẩn này cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty Nhật Bản và Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dự án mới này sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết và năng lực của các chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản và các nhà cung cấp cũng như đối tác của họ trong việc thực hiện các Quy tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc.

Việt Nam là một trong 17 nước được chính phủ Nhật Bản ưu tiên để thực hiện dự án toàn cầu này nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong các công ty Nhật Bản hoạt động ở Việt Nam và chuỗi cung ứng.

Tại Việt Nam, dự án sẽ tập trung vào việc thúc đẩy việc thực hiện Rà soát quyền con người (HRDD) - trọng tâm của Quy tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc - thông qua đào tạo bồi dưỡng và hướng dẫn cho các công ty Nhật Bản và chuỗi cung ứng.

“Khu vực tư nhân có vai trò tiên phong trong việc xây dựng xã hội bình đẳng và bền vững,” bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết.

“Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á thông qua Kế hoạch Hành động quốc gia về kinh doanh và quyền con người (NAP).

UNDP và chính phủ Nhật Bản vui mừng khởi động quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với việc giới thiệu bộ tiêu chí Rà soát quyền con người cho các công ty Nhật Bản và các nhà cung cấp, để họ có thể quản lý tốt hơn các rủi ro tiềm ẩn, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.”

Chính phủ Nhật Bản đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với các Quy tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc thông qua việc phê duyệt Kế hoạch Hành động quốc gia (NAP) về kinh doanh và quyền con người vào tháng 10/2020. Cam kết này sẽ củng cố uy tín, làm hiệu quả hoạt động của các công ty Nhật Bản ở cả trong nước và nước ngoài nơi các công ty hoạt động.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNDP, chính phủ Việt Nam đang xây dựng Kế hoạch Hành động quốc gia về kinh doanh và quyền con người và dự kiến sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2023.

Phát biểu tại lễ khởi động, ông Daisuke Okabe, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng rằng các công ty Nhật Bản sẽ tích cực tận dụng kiến thức và bí quyết được cung cấp qua dự án này trong hoạt động của mình, chủ động giải quyết các rủi ro liên quan đến quyền con người và nâng cao hơn nữa uy tín của mình trên thị trường toàn cầu”

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.