Huyền tích về Ca trù – Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại

Ngày 1/10/2009, ca trù chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Sự ra đời của ca trù gắn với lịch sử 1000 năm của Thăng Long – Hà Nội cùng nhiều huyền tích kỳ bí và cả những thăng trầm của loại hình nghệ thuật này.
Huyền tích về Ca trù – Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại

Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc, là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc. Có nhiều lý giải về thời gian ra đời của loại hình này.

Tương truyền vào thời vua Lý Thái Tổ có một ca nhi hát hay, múa giỏi tên là Đào Thị. Người con gái này biểu diễn xuất sắc dòng nhạc này và được vua khen ngợi. Người đời ngưỡng mộ tài năng của đào thị nên hễ người con gái này thì đều gọi là Ả đào. Vì thế ngày đầu ca trù được biết đến với cái tên ả đào.

Song, có nhiều người cho rằng ca trù xuất phát từ lối hát cửa đình – một lối hát tín ngưỡng thờ thành hoàng làng.

Huyền tích về Ca trù – Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại - anh 1

Biểu diễn ca trù

Lối hát này ngày đầu được các trưởng tộc, trưởng làng cu trời đất, thánh thần. Âm nhạc được làm tín hiệu truyền lời thỉnh cầu của dân làng đến các đấng thần linh, các bậc vua chúa cũng lấy dòng nhạc này để cúng trời đất và thờ tổ tiên thái miếu.

Dân gian thì truyền miệng câu chuyên vào thời nhà Lê, Đinh Lễ người làng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, con nhà gia thế, tính tình phóng khoáng không thích công danh bó buộc thường ôm cây đàn nguyệt đến bên bờ suối gẩy rồi hát hòa với tiếng suối chảy trong khe. Nguyên Sinh đem đàn và rượu vào rừng thông để tiêu khiển bỗng nhiên gặp được hai vị tiên là Lý Thiết Quài và Lã Động Tân. Hai ông đưa cho Nguyên Sinh khúc gỗ ngô đồng và tờ giấy kiểu mẫu rồi dặn đóng đàn theo kiểu mẫu như trong giấy. Tiếng đàn đó sẽ giải trừ được ma quỷ và mọi muộn phiền. Nguyên Sinh sụp xuống lạy tạ thì hai vị đã hóa đám mây về trắng về.

Tiếng đàn của Nguyên Sinh chữa được bệnh cho nhiều người. Chàng còn chữa được bệnh câm cho cô gái Hoa – con gái của một vị quan. Cả nhà quan châu và dân làng mừng khôn xiết. Nguyên Sinh Nguyên Sinh đặt ra lối múa hát mới rồi lấy hai thanh tre vót thật đẹp để cho vợ gõ lên những mảnh gỗ theo nhịp mà hát. Sau đó hai vợ chồng từ biệt ông bà nhạc dẫn nhau về quê Nguyên Sinh là làng Cổ Đạm để lập nghiệp.

Huyền tích về Ca trù – Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại - anh 2

Nghệ nhân biểu diễn ca trù

Ít lâu sau Nguyên Sinh mất và vợ Nguyên Sinh đóng cửa dạy cho đám con em trong làng hát múa. Sau khi nàng lâm bệnh và mất. Người làng Cổ Đạm và đệ tử nhớ ơn lập đền Tổ cô đầu.

Song, cho đến nay thì tư liệu chữ viết cho thông tin về ca trù sớm nhất là vào thế kỷ XV, trong “Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn” của Tiến sĩ Lê Đức Mao soạn khoảng trước năm 1505 chép trong “ Lê tộc gia phả”. Bên cạnh đó, những tư liệu khảo cổ học sớm nhất ghi nhận ca trù là bức chạm khắc đàn Đáy, tìm thấy ở một số ngôi đình, chùa Bắc bộ thế kỷ XVI.

Ca trù vào cung đình thì được g đình đã được chỉnh sửa trở thành một bộ môn nghệ thuật sâu sắc, có tính thẩm mỹ cao. Thường được dùng trong các dịp yến tiệc, khánh tiết và tiếp đãi sứ thần.
Từ khi Thăng Long không còn là kinh đô nữa, ca trù làm hát cúng, mang tính chất linh thiêng, vẫn được những gia đình quan lại và những bậc hào hoa kẻ sĩ trong các Phường, Hội trên đất cố đô ưa chuộng.

Đầu thế kỷ XX, lối ăn chơi của người phương Tây đã tràn vào Việt Nam, cả Hà Nội và các tỉnh thành lân cận rộ lên cơn sốt đào rượu. Các quán cô đầu thi nhau mọc lên và các chủ quán lợi dụng lối hát ả đào để câu khách bằng cách thuê vài cặp đào kép giỏi nghề cầm ca hát mua vui, còn các cô không biết hát thì chuốc rượu cho khách, các cô này thời đó được gọi là đào rượu.

Huyền tích về Ca trù – Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại - anh 3

Ca trù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử

Cho đến năm 1945, chính quyền đã dẹp nạn đào rượu nhưng. Song người dân Hà nội nói riêng và người dân cả nước nói chung cũng ác cảm lây với lối hát ca trù. Các đào nương, kép đàn đã từng một thời vang bóng cũng dấu phách, dấu đàn và không dám nhắc đến hai từ ca trù nữa. Dòng nhạc này cũng từ đó bị lãng quên và mất dần.

Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát là người có công đầu tiên trong việc tuyên truyền giá trị nghệ thuật của ca trù.

Năm 1976, Giáo sư Trần Văn Khê ở Pháp về đã tìm và thu băng giọng hát của bà Quách Thị Hồ và đem đi giới thiệu với thế giới.

Năm 1977, mới bắt đầu thấy lác đác sống dậy làn điệu ca trù qua sóng của Đài Tiếng Nói Việt Nam.
Năm 1988, tại Liên hoan tiếng hát âm nhạc truyền thống ở Bình Nhưỡng có sự tham gia của 29 quốc gia, Tiếng hát của bà Quách Thị Hồ đã đại diện cho Việt Nam được xếp thứ hạng cao nhất.

Năm 1991, với sự nỗ lực của đào nương Lê Thị Bạch Vân câu lạc bộ ca trù Hà Nội ra đời song chỉ là tự phát.

Huyền tích về Ca trù – Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại - anh 4

Ngày 1/10/2009, ca trù chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại

Năm 2000, Liên hoan ca trù Hà Nội mở rộng lần thứ nhất được tổ chức.

Năm 2002, Cục nghệ thuật biểu diễn đã tổ chức được một lớp học ca trù.

Năm 2005, Liên hoan ca trù toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức.

Năm 2005, Bộ Văn hóa chỉ đạo Viện âm nhạc Việt Nam hoàn tất hồ sơ về ca trù để đề ghị UNESCO công nhận ca trù là di sản văn hoá phi vật thể truyền miệng của nhân loại.

Ngày 19 tháng 3 năm 2009, Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long chính thức ra mắt. Đây là địa chỉ đầu tiên và duy nhất hiện nay tổ chức biểu diễn ca trù chuyên nghiệp. Trung tâm góp phần bảo tồn nghệ thuật ca trù cũng như quảng bá giới thiệu ca trù đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, ca trù chính thức được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

>>> Xem thêm:

1. Chuyện chưa kể về “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”

2. Sắp có biểu tượng linh vật mới “đánh bật” sư tử ngoại lai

3. Chuyện chưa kể ở làng nghề mưu sinh bằng vỏ trai, vỏ ốc gần 1000 năm

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).