(Ngày Nay) - Tối 5/5, tại Quảng trường Nhà hát thành phố Hải Phòng diễn ra Chương trình "Trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Hải Phòng được UNESCO ghi danh" .
(Ngày Nay) - Ca trù - vốn quý của âm nhạc dân tộc nhưng còn xa lạ với số đông. Và kinh hoàng hơn, không ít người trong nghề cũng không thật sự “hiểu” ca trù, chỉ biết đàn hát áng chừng theo các cụ. (“các cụ” gần như không còn trên đời để chỉ dạy). May thay, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền đã kịp chỉ ra được những quy luật vốn rất nghiêm ngặt của ca trù.
(Ngày Nay) - Nhân ngày Giỗ tổ nghiệp ca trù 23/2, Google đã đưa hình ảnh đặc biệt thay thế tạm thời cho biểu tượng trên trang chủ (Google Doodle) để tôn vinh loại hình nghệ thuật này.
(Ngày Nay) - Vừa qua, Liên hoan Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ở Quảng Ninh lần thứ nhất đã diễn ra. Đây cũng là hoạt động khép lại bước đầu dự án nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ở Quảng Ninh với những kết quả rất đáng ghi nhận của những người tham gia dự án 2 năm qua.
(Ngày Nay) - Sau 10 năm được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể, đến nay ca trù đã có bước phát triển đáng kể. Trong đó Hà Nội là điểm sáng về bảo tồn ca trù. Ca trù Hà Nội đang dẫn đầu về mặt tổ chức, nghiên cứu và số nghệ nhân tài năng. Số câu lạc bộ cũng tăng theo thời gian, cùng với đó là đội ngũ được trẻ hóa, đưa ca trù ngấm sâu vào tiềm thức người dân Thủ đô và du khách.
Liên hoan Tài năng trẻ Ca trù Hà Nội lần thứ hai năm 2019 vừa được tổ chức sáng ngày 2/11 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Điểm đáng chú ý của liên hoan năm nay chính là đã thu hút nhiều thí sinh có độ tuổi thanh, thiếu niên, trong đó có thí sinh nhỏ nhất tham dự liên hoan mới 4 tuổi.
Từ chỗ không còn ai biết đàn, hát ca trù, đến nay, tỉnh Bắc Giang đã có 8 câu lạc bộ ca trù hoạt động ở 10 huyện, thành phố, đưa di sản văn hóa này dần thoát ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp.
[Ngày Nay] - Đào nương Nguyễn Thu Thảo là hậu duệ đời thứ 7 giáo phường ca trù Thái Hà, năm nay vừa tròn 24 tuổi. Không ít lần Thu Thảo vận áo dài nhung gấm, đội mấn lên sân khấu, khán giả tưởng cô nhiều tuổi nên chào nhầm là bác, bà… bởi với nhiều người, một thiếu nữ Hà thành đang tuổi cập kê yêu ca trù và hát ca trù mượt mà đến thế là điều xưa nay hiếm.
Trong mạch chảy văn hóa của vùng đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, Ca trù là một niềm tự hào. Mặc dù loại hình nghệ thuật này tồn tại ở nhiều địa phương, nhưng khi gắn bó với mảnh đất thủ đô,được cộng hưởng với nền văn hóa bác học, ca trù thể hiện trọn vẹn những nét tinh túy nhất.
Giống như một cơ may, nhưng không hẳn. Có lẽ đây là sự “hữu duyên” của số phận tưởng bỏ quên bao năm rồi cũng đến ngày “tương ngộ”. Bắt nguồn từ cảm xúc, diễn ra trong cảm xúc và cũng hồi sinh nhờ tình cảm của con người.
Chiều ngày 14.1, tại đình Hàng Kênh, quận Lê Chân, đệ nhất danh cầm đàn đáy, nghệ nhân ca trù Nguyễn Phú Đẹ cùng câu lạc bộ ca trù Hải Phòng ra mắt chầu hát Cửa đình phục dựng đầu tiên trong lịch sử.
Ngày 1/10/2009, ca trù chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Sự ra đời của ca trù gắn với lịch sử 1000 năm của Thăng Long – Hà Nội cùng nhiều huyền tích kỳ bí và cả những thăng trầm của loại hình nghệ thuật này.