Các nhà nghiên cứu đã lấy tế bào gốc từ mỡ để chế tạo thành xương và tiêm vào hàm của 11 bệnh nhân tham gia quá trình thử nghiệm.
Ban đầu, các xương này vẫn còn mềm, sau đó tự cứng lại rồi nối liền với phần xương có sẵn và tạo thành hàm hoàn chỉnh.
Kết quả nghiên cứu được công bố tại Hội nghị quốc tế Phẫu thuật miệng và hàm mặt tại Tây Ban Nha hôm 5-12.
"Lần đầu tiên trên thế giới, chúng ta có thể tái tạo lại các mô xương bị thiếu hoặc tổn thương bằng cách phát triển xương người trong phòng thí nghiệm, sau đó cấy ghép vào cơ thể thông qua cách tiêm chích”, giám đốc điều hành Shai Meretzki của Bonus Biogroup nói.
"Xây dựng lại các mô xương thiếu hoặc bị hư hỏng có thể đạt được bằng cách phát triển khả thi ghép xương của con người trong một phòng thí nghiệm, và cấy nó trở lại cho bệnh nhân trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu thông qua tiêm,"
Ora Burger, phó giám đốc phụ trách ban hành quy định của Bonus Biogroup cho biết thí nghiệm thành công 100% trên tổng cộng 11 bệnh nhân.
“Giờ chúng tôi sẽ bắt đầu tiến hành các nghiên cứu lâm sàng trên chi và xương dài”, bà Ora nói.
Theo Tuổi Trẻ