Kênh đào Đại Vận Hà

[Ngày Nay] - Có lịch sử hình thành từ thế kỷ thứ 5 TCN, kênh đào Đại Vận Hà (Grand Canal) của Trung Quốc là con kênh đào cổ đại có quy mô vĩ đại nhất trên thế giới, đại diện cho kiệt tác kỹ thuật thủy lực lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Con kênh này ngày nay có chiều dài khoảng 1.800 km, chảy qua nhiều thành phố và tỉnh thành của Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang.
Kênh đào Đại Vận Hà

Kênh đào Đại Vận Hà tạo thành một hệ thống đường thuỷ nội địa rộng lớn ở các vùng đồng bằng phía đông bắc và trung đông của Trung Quốc, đi qua tám trong số các tỉnh ngày nay của đất nước. Bắt đầu từ Bắc Kinh ở phía bắc đến tỉnh Chiết Giang ở phía nam Trung Quốc. Thông thường người ta chia nó thành 7 đoạn. Từ phía nam tới phía bắc chúng lần lượt được gọi là Giang Nam vận hà, Lý vận hà, Trung vận hà, Lỗ vận hà, Nam vận hà, Bắc vận hà và Thông Huệ hà.

Kênh đào Đại Vận Hà ảnh 1

Được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, kênh đào Đại Vận Hà đã hình thành như một con đường vận tải thống nhất cho Đế quốc đầu tiên trong thế kỷ thứ 7 SCN (triều đại nhà Đường), kéo theo một loạt các công trình khổng lồ, tạo ra quần thể dự án xây dựng dân dụng lớn nhất và rộng lớn nhất thế giới trước cuộc cách mạng công nghiệp.

Kênh đào được hoàn thành và duy trì bởi các triều đại kế tiếp, nó đã hình thành xương sống của hệ thống thông thương, liên lạc nội địa của Đế chế.

Kênh đào Đại Vận Hà ảnh 2

Quản lý kênh đào được thực hiện trong một thời gian dài bằng hệ thống Caoyun (Hệ thống vận chuyển ngũ cốc bằng nước và đất liền, bắt đầu trong thời nhà Tần (221 TCN - 206 TCN), được sử dụng liên tục cho đến triều đại nhà Thanh (1644–1911)). Hoàng gia độc quyền trong việc vận chuyển ngũ cốc và nguyên liệu chiến lược, để đánh thuế và kiểm soát giao thông. Hệ thống cho phép cung cấp gạo để nuôi sống dân cư, chính quyền thống nhất của lãnh thổ và vận chuyển cho quân đội.

Kênh đào Đại Vận Hà đạt đến đỉnh cao mới trong thế kỷ 13 (triều đại nhà Nguyên), cung cấp một mạng lưới đường bộ thống nhất gồm hơn 2.000 km đường thủy tạo nhân tạo, nối năm trong số các lưu vực sông quan trọng nhất ở Trung Quốc, bao gồm sông Hoàng Hà và sông Dương Tử… Ngày nay kênh đào vẫn là một con đường nội bộ chính, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thịnh vượng và ổn định kinh tế của Trung Quốc. Kể từ thế kỷ thứ 7 và qua các triều đại Trung Quốc liên tiếp đến ngày nay, Kênh Đại Vận Hà đã là một yếu tố mạnh mẽ của sự thống nhất kinh tế và chính trị, và một nơi giao lưu văn hóa lớn.

Kênh đào Đại Vận Hà ảnh 3

Không những vậy, kênh Đại Vận Hà còn là minh chứng nổi bật về sự sáng tạo của con người, thể hiện khả năng kỹ thuật và sự thành thạo thủy văn trong một đế chế nông nghiệp rộng lớn xuất phát trực tiếp từ Trung Quốc cổ đại.

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc công nhận kênh đào Đại Vận Hà (Grand Canal) là Di sản văn hóa Thế giới năm 2014.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.