Kêu gọi cắt giảm trợ cấp cho các ngành gây hại môi trường

0:00 / 0:00
0:00
Đến năm 2030, thế giới cần phải cắt giảm 1.800 tỷ USD các khoản tiền trợ cấp hằng năm cho các ngành gây hại cho môi trường và cần tăng cường đầu tư cho một nền kinh tế toàn cầu trung hòa khí thải.
Kêu gọi cắt giảm trợ cấp cho các ngành gây hại môi trường

Đây là một phần nội dung báo cáo do sáng kiến phi lợi nhuận The B Team của nhà tài phiệt Richard Branson và liên minh toàn cầu "Business for Nature" bao gồm các tổ chức về dịch bệnh và môi trường, ủy quyền thực hiện. Theo báo cáo, khoản trợ cấp hằng năm dành cho các dự án gây hại môi trường chiếm tổng cộng 2% GDP toàn cầu, do đó chính phủ các nước cần nhanh chóng có hành động.

Báo cáo cho biết các ngành nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và sản xuất nước đã nhận được hơn 80% khoản trợ cấp trong các ngành gây hại môi trường mỗi năm, trong đó ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch nhận được khoản trợ cấp lớn nhất, 640 triệu USD mỗi năm. Ngoài ra, có ít nhất 20 quốc gia trợ cấp giá xăng và dầu, gián tiếp làm tăng lượng khí thải carbon và các loại khí khác gây ô nhiễm môi trường.

Theo báo cáo, ngành chăn nuôi bò lấy thịt và đậu tương cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong các khoản trợ cấp góp phần làm giảm diện tích rừng mưa nhiệt đới ở Brazil. Trong khi đó, các chính sách của châu Âu về việc pha trộn nhiên liệu sinh học với xăng hóa thạch làm gia tăng áp lực hoạt động cải tạo đất trồng trọt mới. Hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp cũng góp phần gây biến đổi khí hậu, tàn phá rừng và hệ sinh thái.

Thông qua báo cáo lần này, các tổ chức kêu gọi chính phủ các nước đến năm 2030 cần phân bổ và cắt giảm các khoản trợ cấp đó và dành tiền chi cho các kế hoạch xây dựng nền kinh tế trung hòa carbon.

Người đứng đầu The B Team - Christiana Figueres bày tỏ quan ngại khi môi trường tự nhiên đang bị hủy hoại với tốc độ đáng báo động và con người chưa từng phải chứng kiến sự nghèo nàn của đa dạng sinh thái như lúc này. Theo bà, ít nhất 1.800 tỷ USD đã được chi cho các dự án gây hại cho môi trường tự nhiên và làm biến đổi khí hậu, cũng như tạo ra mối nguy lớn cho chính những doanh nghiệp nhận được khoản trợ cấp đó.

Bà Figueres cho biết các khoản trợ cấp này cần được chuyển hướng để bảo vệ khí hậu và môi trường tự nhiên, thay vì gánh chịu hậu quả "tiền mất tật mang".

Báo cáo được công bố đúng một tháng trước khi Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh thái (COP15) của Liên hợp quốc được tổ chức tại Geneva. Nghiên cứu được tổng hợp dựa trên dữ liệu của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) bị sập 2 nhịp do bão lũ. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Bổ sung vốn để xây cầu Phong Châu mới
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.
Nhà cửa và ruộng lúa ở thị trấn Buguey, tỉnh Cagayan chìm trong biển nước. Ảnh: Getty Images
Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần
(Ngày Nay) - Tuần trước, bão Yinxing đã xé toạc 1/4 mái nhà của bà Diana Moraleda tại thị trấn Appari, tỉnh Cagayan, miền Bắc Philippines. Lỗ thủng trên mái nhà vẫn còn đó khi bão Toraji gây mưa lớn vào cuối tuần và bão Usagi đổ bộ vào đất liền vào tối ngày 14/11.
Chuẩn bị tiêm vaccine phòng cúm. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
(Ngày Nay) - Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.