(Ngày Nay) - Hãng xe Đức Mercedes Benz và nhà cung cấp BOSCH.NS đã phải đồng ý chi trả khoảng 6 triệu Đô la Mỹ để giải quyết vụ kiện liên quan đến quảng cáo sai sự thật về động cơ diesel.
Ngày 8/12, hơn 40 công ty sản xuất và vận tải hàng hóa, trong đó có Siemens, Maersk và Unilever, đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) siết chặt tiêu chuẩn khí thải, theo đó đến năm 2035 tất cả xe tải chở hàng bán ra phải là xe không phát thải.
(Ngày Nay) - Các nhà sản xuất ô tô lớn sẽ cần giảm 50% số lượng xe chạy xăng và diesel so với mức dự kiến bán ra nhằm đáp ứng các mục tiêu khí hậu chính. Khuyến nghị trên vừa được tổ chức hoạt động vì môi trường Greenpeace đưa ra ngày 10/11.
Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) ngày 25/10 cảnh báo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của châu Âu năm 2021 đã tăng trở lại vì sự phục hồi sau đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi châu lục cần nỗ lực nhiều hơn nữa nếu muốn đạt các mục tiêu khí hậu của mình.
Trong 10 năm tới, với sự tiến bộ của công nghệ phát hiện rò rỉ dầu khí, k hí methane - loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính của ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu - có thể được loại bỏ hoàn toàn. Các chuyên gia ngành công nghiệp đưa ra tuyên bố trên tại hội nghị khí hậu IMPACT ở London (Anh) ngày 4/10.
(Ngày Nay) - Từ ngày 12-30/11/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai chương trình "Thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô".
(Ngày Nay) - Hơn 500.000 chiếc Porsche có liên quan đến vụ việc hãng này đã can thiệp cả vào hệ thống phần cứng và phần mềm, khiến cho các mẫu xe Porsche có thể vượt qua bài kiểm tra khí thải dù không đạt chuẩn. Tổng số tiền Porsche phải đền bù trong vụ việc này lên đến 80 triệu đô la.
(Ngày Nay) - Nhấn mạnh vị thế đi đầu trong hành động vì khí hậu, Volvo Cars đã trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên đăng ký sáng kiến SteelZero, nhằm mục đích tăng nhu cầu đối với thép không sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang trung hòa carbon trong ngành thép toàn cầu.
Ngày 14/4, Bộ Môi trường Canada đã công bố báo cáo cho thấy tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nước này năm 2020 đã giảm gần 9%, tương đương với 66 megaton khí thải, trong đó có 27 megaton khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải. Nguyên nhân của mức giảm này phần lớn là do người dân hạn chế đi lại để kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về việc xây dựng lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật khí thải Mức 4 (tương đương Euro 4) đối với phương tiện môtô, xe gắn máy sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới.
(Ngày Nay) - Ngày 25/2, thành phố Đà Nẵng bắt đầu triển khai Chương trình “Thí điểm kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành trên địa bàn thành phố, góp phần xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”.
Đến năm 2030, thế giới cần phải cắt giảm 1.800 tỷ USD các khoản tiền trợ cấp hằng năm cho các ngành gây hại cho môi trường và cần tăng cường đầu tư cho một nền kinh tế toàn cầu trung hòa khí thải.
Ngày 11/11, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên và Bộ Môi trường Hàn Quốc đã ban hành "Lệnh điều phối cung cầu khẩn cấp" nhằm ổn định tình trạng khan hiếm urê và dung dịch xử lý khí thải động cơ diesel trong nước. Biện pháp này có hiệu lực ngay sau khi công bố. Đây là lần thứ 2 Hàn Quốc phải áp đặt biện pháp khẩn cấp kể từ khi "Luật Bình ổn vật giá" được ban hành năm 1976.
Thay vì giảm, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Italy dự kiến sẽ tăng 6% trong năm 2021, khi nền kinh tế nước này hồi phục từ đại dịch COVID-19.
Văn phòng công tố Đức ngày 20/10 cho biết hãng sản xuất ô tô Opel của nước này đã phải nộp phạt 64,8 triệu euro (75,5 triệu USD) tiền phạt vì cung cấp dữ liệu sai lệch về lượng khí phát thải từ ô tô chạy bằng động cơ diesel.
Trong bối cảnh các công ty lớn tìm cách mạnh tay cắt giảm CO2 từ hoạt động vận tải, các hãng hàng không đứng trước nguy cơ bị tác động mạnh, đặc biệt là hoạt động đi lại của hạng thương gia vốn là nguồn doanh thu chính của hãng.
Các nhà ngoại giao hàng đầu tại Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/8 đã kêu gọi các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới đặt ra các mục tiêu khí hậu tham vọng hơn, trong đó có mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính, tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu diễn ra vào tháng 11 tới.
(Ngày Nay) - Ủy ban khí hậu của Liên Hợp Quốc đã đưa ra cảnh báo về việc thế giới đang ở gần mức nguy hiểm trước tình trạng nóng lên toàn cầu và nhân loại rõ ràng phải chịu trách nhiệm cho điều này.
Nhằm giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu trồng 3 tỷ cây xanh trên khắp châu lục này vào năm 2030
(Ngày Nay) - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho biết đánh giá đầu tiên về những lời hứa của các quốc gia ký kết Hiệp định khí hậu Paris đã chỉ ra "báo động đỏ cho hành tinh của chúng ta".